Với tất cả sự xuất hiện bất ngờ và đầy thú vị của Google Chrome, trình duyệt đầu tiên được phát hành bởi công ty Google (hiện giờ bạn có thể download bản beta). Và đó chí ít cũng là lý do để Microsoft tung ra phiên bản kế tiếp - trình duyệt Internet Explorer. Xem video bên dưới để biết những thông tin về phiên bản trình duyệt mới nhất của Microsoft - Internet Explorer 8.


Trình duyệt Internet Explorer phiên bản mới của Microsoft sẽ giúp người sử dụng dễ dàng ra lệnh cho máy tính không lưu cookies, mật khẩu, từ khóa trên trang tìm kiếm... nhờ tính năng InPrivate Browsing

Một người bạn đã chát với mình, hỏi mình làm thế nào để biết được email mà bạn đó gởi đi đã được nhận và đọc hay chưa? Về nguyên tắc, câu trả lời thực sự phức tạp. Có thể được lý giải như sau: Khi bạn gởi email đi, để biết được người bạn gởi đã nhận và đọc email hay chưa bạn cần phải có một dấu hiệu[cờ] được gởi đi và khi người đó nhận được email thì cờ sẽ được bật và bạn sẽ thấy được sự thay đổi đó trên email bạn đã gởi đi.

Một số người khác am hiểu về lập trình một chút có thể dùng cách đăng ký tài khoản lên website statcounter.com sau đó copy đoạn code mà dịch vụ này sẽ cung cấp khi bạn tạo mới 1 project trên trang này và dán vào email bạn gởi đi. Khi người nhận nhận được thư của bạn thì bộ đếm trên website: http://www.statcounter.com/ sẽ được tăng lên 1 cho project của bạn.

Ngoài ra, bạn cũng có thể dùng website: http://www.spypig.com/ để track email bạn đã gởi đi. Bạn truy cập vào website này sẽ được hướng dẫn tận tình nếu bạn biết tiếng anh.

Nói chung là sẽ có rất nhiều cách để thực hiện việc nhận biết email của bạn gởi đi đã được đọc hay chưa. Nhưng tất cả đều có vẻ khá rắc rối và phức tạp. Những người dùng nhiều kinh nghiệm trên Microsoft Outlook hoặc Outlook Express biết được tính năng "read receipt", tính năng này sẽ hỏi người nhận có muốn thông báo đến người nhận là họ đã nhận được email của bạn. Dù sao, bạn cũng cần xem xét lại chức năng này vì nó chỉ là một sự chứng thực từ phía người nhận.

Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp bạn không hề muốn người nhận biết là bạn đang kiểm soát việc nhận email của họ. Hơn thế nữa, khi bạn gởi đi một email quan trọng về công việc và họ nhận được và không xác thực theo kiểu trên và khi được hỏi họ trả lời với bạn là: họ không hề nhận được email của bạn. Và đây là phần hướng dẫn cách giúp bạn biết được email bạn gởi đi đã được nhận và đọc hay chưa.

Chương trình có tên là DidTheyReadIt? Rất thông minh - nếu bạn biết cách dấu sự kiểm soát email của bạn -- công cụ này không chỉ báo với bạn rằng ai đó đã đọc mail của bạn mà nó còn thông tin cho bạn biết email đó đã được nhận và đọc vào thời gian nào (ngày và giờ). Ngoài ra, nó còn thông tin cho bạn biết là người đó đọc email trong bao lâu và họ đọc nó tại địa điểm nào! Và dĩ nhiên, người nhận không hề biết bạn đã có những thông tin quan trọng như vậy. .

Bạn có nghĩ phần mềm này là một ý tưởng tuyệt vời không? Hãy nói với chúng tôi suy nghĩ của bạn!

Dưới đây là cách cài hệ điều hành Windows XP sau khi đã cài đặt hệ điều hành Vista bằng cách cài đặt Dual Boot.

Đầu tiên bạn cần phải lưu bộ cài đặt các thiết bị như: card mạng, video, sound card...đến các thiết bị lưu trữ ngoài như đĩa mềm hoặc USB. Sau đó, khởi động lại máy tính và vào BIOS. Chọn Tab System Configuration và vô hiệu hóa [Disabled] phần SATA Native Support. Rồi nhấn F10 để lưu và thoát khỏi BIOS.

Tiếp theo, bạn cần đưa đĩa CD cài đặt Windows XP và tạo mới partition trên đĩa bạn muốn cài đặt Windows XP. Sau khi hoàn tất cài đặt bạn nên khởi động lại để vào hệ điều hành Windows XP.

Bây giờ bạn cần di chuyển một số file để hoàn tất việc cài đặt. Đầu tiên, bạn cần chắc chắn là bạn thiết lập tùy chọn folder options để có thể nhìn thấy những file ẩn [hidden files] và hiển thị các file hệ thống [protected operating system files] như hình vẽ bên dưới. Sau đó mở Windows Explorer và truy cập vào đĩa nơi Windows Vista được cài đặt. Sao chép thư mục Boot, và các file bootmgr, boot.ini, NTDETECT.COM và ntldr. Sau đó dán chúng vào đĩa mà bạn đã cài Windows XP.

Tiếp theo bạn cần download Vista Boot Pro và lưu nó xuống máy tính của bạn, nơi mà bạn dễ truy cập. Trừ khi máy tính của bạn đã cài .Net Framework (v2.0 hoặc cao hơn) nó sẽ cho phép bạn truy cập trực tiếp đến trang của Microsoft - nơi bạn có thể download những thành phần cần thiết.

Cài đặt và chạy Vista Boot Pro và mở Tab "Bootloader". Chọn "Reinstall the Vista bootloader" và nhấn Apply. Sau đó đến Tab Manage OS Entries và chọn "Add new operating system entry" và chắc chắn rằng bạn đã chọn "Windows Legacy". Tạo một entry mới với tên (ví dụ: Windows XP) và chọn nhãn địa bạn có Windows XP và rồi nhấn Apply. Bạn cũng có thể chọn hệ điều hành mặc định mà hệ thống khởi động và dùng.

Và từ bây giờ bạn có thể khởi động giữa Windows Vista và hệ điều hành mà bạn đã cài đặt.

Nếu bạn là Fan hâm mộ FireFox và bị dao động một chút vì trình duyệt mới của Google - Google Chrome thì bạn không cần phải bối rối nữa vì cộng đồng phát triển FireFox vừa cho ra đời phần hỗ trợ cho phép bạn có thể mở một website trên trình duyệt Google Chrome từ FireFox.

Bạn cũng có thể cấu hình cho phần hỗ trợ này luôn luôn mở những website do bạn chỉ định như: google, gmail....

Cài đặt "Open In Google Chrome" cho FireFox 3:

Download http://img.labnol.org/files/open-in-google-chrome.xpi về máy của bạn và kéo tệp này vào trình duyệt FireFox 3. Khởi động lại FireFox và rồi chọn Tool -> Add on -> Options và chọn nút Browser đến file chrome.exe.

Trong hệ điều hành Windows XP, Google Chrome được cài đặt trong \Documents and Settings\\Local Settings\Application Data\Google\Chrome\Application\ trong khi đó Windows Vista, Google Chrome được cài đặt trong \Users\\AppData\Local\Google\Chrome\Application\

Trước đây để mở IE trong FireFox bạn có thể truy cập: https://addons.mozilla.org/firefox/addon/1419 hoặc https://addons.mozilla.org/en-US/firefox/addon/1429

Trước tiên các bạn có thể đọc bài ưu và khuyết của trình duyệt Google Chrome từ báo tuổi trẻ Online: Phiên bản thử nghiệm đầu tiên của trình duyệt Google Chrome đã được xuất xưởng hôm nay (4-9), thu hút sự quan tâm chú ý của giới công nghệ. Tuy vậy, Chrome đã không hoàn toàn thuyết phục người dùng khi còn thiếu sót những tính năng cần thiết.

Nhanh và đơn giản

Google phát hành Chrome thử nghiệm dưới hình thức mã nguồn mở với mong muốn nhận được nhiều sự đóng góp phát triển từ cộng đồng mã nguồn mở tương tự Mozilla FireFox để nhanh chóng giành thị phần từ tay Microsoft Internet Explorer.

Nhìn nhận ban đầu, Chrome thích hợp cho những người dùng muốn sử dụng loại trình duyệt nhanh, rõ ràng và không gây phức tạp cho người dùng đúng theo kiểu Google. Giao diện Chrome đơn giản với những nút điều khiển cơ bản, không thanh tiêu đề nên giao diện web sẽ được thể hiện đầy đủ hơn, không vướng bận quá nhiều menu điều khiển. Người dùng có thể điều khiển các tính năng còn lại qua hai biểu tượng nhỏ ở góc phải trình duyệt, tại thanh Omnibar, tên gọi thanh địa chỉ của Google.

Chrome ghi nhớ 9 website người dùng thường xuyên truy cập cùng với các bookmark hay trang tìm kiếm và thể hiện chúng theo dạng thumbnail trên trang chủ khi khởi động trình duyệt. Khả năng tùy chọn trang chủ thay thế hay công cụ tìm kiếm cũng là một điểm hay, không bó buộc người dùng phải sử dụng công cụ tìm kiếm của Google (sửa công cụ tìm kiếm mặc định tại phần tùy chọn Options).

Tốc độ tải trang của Chrome khá nhanh theo cơ chế tải những thành phần chính không gây nặng nề cho website, đặc biệt là tốc độ xử lý mã Javascript rất nhanh nhờ công cụ biên dịch WebKit (V8). Những phần khác sẽ lần lượt được tải tiếp theo như Flash, Java..

Ưu điểm đáng chú ý là cách thức cách biệt thẻ bị lỗi để không làm ảnh hưởng đến các thẻ còn lại khi đang duyệt nhiều website. Điều này làm giảm tình trạng treo toàn bộ trình duyệt như IE hay FireFox. Người dùng hoàn toàn có thể đóng các trang web gây ra lỗi khi biết được tốc độ tải của từng trang qua chức năng Quản lý tác vụ (Shift + Esc).

Chức năng tìm kiếm được Google dành nhiều ưu ái cho Chrome khi bổ sung những tính năng giúp người dùng tìm kiếm dễ dàng hơn, chỉ cần gõ từ khóa ngay chính thanh địa chỉ. Ngoài những tính năng mà Chrome được trang bị tương tự các trình duyệt khác, trình duyệt này còn hỗ trợ các nhà lập trình phát triển website về chức năng xem và kiểm tra sự cố mã nguồn của web qua phần xem hay Gỡ lỗi Javascript, quản lý tác vụ (bản Chrome tiếng Việt)... khôi phục tất cả thẻ từ một lần duyệt trước đó.

Cuối cùng là khả năng bảo mật tính riêng tư cá nhân cho người dùng được Google chú trọng. Một loại cửa sổ nặc danh cho phép duyệt web mà không lưu lại dấu vết là một điểm mới tương tự IE8 Beta cùng anti-phishing (chống lừa đảo trực tuyến) và anti-malware (chống phần mềm độc hại).

Khuyết điểm vẫn còn nhiều!

Giao diện đơn giản đôi khi lại gây phiền hà cho người dùng khi họ muốn sử dụng nhanh một vài chức năng thông dụng. Khi tải trang có hiệu ứng Flash thì tương đối tốt nhưng lại chưa tương thích với Microsoft Silverlight.

Khả năng tìm kiếm lại các trang web đã duyệt qua tiêu đề (title) trong phần lịch sử truy cập (History) của Chrome còn thua kém Internet Explorer và FireFox khi nó chỉ hiển thị tiêu đề, đôi khi hiển thị thumbnail nhưng lúc có lúc không, không theo một quy tắc nào, thậm chí cũng không hiển thị địa chỉ thật (URL) của website. Người dùng sẽ khó xác định trang đó là trang nào nếu họ truy cập vào các trang khác nhau của một website và mỗi trang ấy có một title động.

Phần Options còn ít tùy chọn để người dùng thiết lập. Chức năng lưu mật khẩu không được bảo vệ bởi mật khẩu chính.

Mức tiêu hao bộ nhớ hệ thống của Chrome cũng chưa đạt khi chỉ vượt qua được Internet Explorer nhưng lại kém xa FireFox. Thử nghiệm trên laptop Pentium-M 1.5GHz và 1.5GB RAM, cùng tải 10 trang web chứa đựng nội dung media nặng nề thì IE7 ngốn hết 189MB, còn Chrome cũng xấp xỉ 172.5MB. FireFox chiếm ưu thế khi chỉ tiêu tốn 87MB của hệ thống.

Không có trình duyệt nào không có lỗi bảo mật và Chrome cũng chỉ mới được phát hành thử nghiệm. Do đó, thiếu sót còn khá nhiều, chưa thể là một lựa chọn thay thế các "bậc tiền bối" như Opera, FireFox hay IE được. Có thể trông mong vào add-on của các nhà phát triển thứ ba sau khi Chrome được sử dụng rộng rãi hơn thời điểm vừa phát hành hiện tại.

Lời chào từ những đối thủ

Theo Jon von Tetzchner, giám đốc điều hành (CEO) và đồng sáng lập Opera, nhận định: "Chrome "vay mượn" một vài ý tưởng từ trình duyệt Opera như Speed Dial, sắp xếp thẻ hay tính năng Quick Find trên thanh địa chỉ". Tuy vậy, Opera chào đón Chrome tham gia "trận chiến của những trình duyệt web" và Opera sẽ tiếp tục nâng cao cải tiến nhiều hơn nữa cho trình duyệt web của mình để có thể đương đầu với trận chiến không khoan nhượng này.

Microsoft không đưa ra nhiều bình luận ngoài lời quảng cáo khá tự tin về IE8 của Dean Hachamovitch, quản lý sản phẩm IE, khi Chrome ra mắt người dùng: "Thị trường trình duyệt có mức độ cạnh tranh rất gay gắt nhưng mọi người sẽ chọn Internet Explorer 8 vì cách thức đặt những dịch vụ cần thiết cho họ ngay tại đầu ngón tay".

Đối thủ lớn còn lại của Chrome là Mozilla hay Apple cũng không tuyên bố gì về việc Google giới thiệu Chrome. Trên blog cá nhân, CEO của Mozilla, John Lilly, cho biết mình không hề ngạc nhiên khi Google cho ra mắt Chrome vì đó là một bước đi có thể dự đoán trước do việc kinh doanh của Google hầu hết gửi trọn cho những dịch vụ web và Internet. Vị giám đốc cũng cho thấy một tương lai khá tươi sáng cho trình duyệt "Cáo lửa" của mình vì hiện tại số người dùng FireFox vẫn tăng đều đặn.

Tuy mỗi ông lớn như Microsoft Internet Explorer, Mozilla FireFox, Opera hay Apple Safari đều đang nắm giữ chiếc bánh thị phần của mình và tỏ vẻ không quan tâm lắm đến sự ra đời của "bé hạt tiêu" Chrome, nhưng việc này thật sự trở thành mối lo âu khi "người mẹ" của bé lại là "vị khổng lồ" Google. Hercules tuy không to lớn như Zeus nhưng lại có sức mạnh của Zeus tiềm ẩn bên trong.

Trong thời gian không xa, có thể chỉ ngay năm sau, thị trường trình duyệt web sẽ có nhiều biến động, người dùng trở thành thượng đế để lựa chọn sản phẩm nào tốt nhất. Sự cạnh tranh sẽ đào thải và thúc đẩy các trình duyệt trở nên tốt hơn nữa, trình duyệt sẽ không chỉ còn là trình duyệt web đơn thuần mà là một ứng dụng tổng hợp: duyệt web, media player, chatting, VoIP...

THANH TRỰC (tổng hợp từ Tuổi Trẻ Online)

Một số nhận xét chủ quan:

Nếu bạn là một nhà phát triển sản phẩm thì google chrome không phải là một lựa chọn tốt, nhất là nếu bạn là một Web Designer. Dù với nhiều ưu điểm nổi trội nhưng vì mới phát hành nên Google Chrome vẫn chưa có nhiều thành viên tham gia phát triển. Các Plugin tích hợp với nhà cung cấp thứ 3 như Flash Get hoặc Download Manager...vẫn chưa được hỗ trợ. Hi vọng rằng trong thời gian đến Google Chrome sẽ có nhiều chuyển biến tích cực hơn.

Có thể nói Google Chrome là nổi ám ảnh cho Microsoft hoặc Mozilla khi hầu hết các website biến trình duyệt mới phát hành của Google làm đề tài bàn luận nóng hổi. Các phép so sánh cũng đang xuất hiện hàng loạt trên các tạp chí lớn, các phương tiện thông tin đại chúng...Cùng với sự kiện này, giới thiết kế mẫu trình duyệt cũng không hề chậm trễ - ngay lập tức đã phát hành các mẫu thiết kế cho phép người dùng tùy biến Google Chrome theo sở thích của mình...
Các mẫu thiết kế này được phát hành tại địa chỉ: http://chromethemes.wordpress.com/2008/09/04/new-google-chrome-themes/
Các bạn cũng có thể xem hình ảnh tại đây:
Mẫu màu cam: http://rapidshare.com/files/142560985/google-chrome-orange.zip

Mẫu màu xanh: http://rapidshare.com/files/142560920/google-chrome-green.zip
Để cài đặt những mẫu này, sau khi download về và giải nén, bạn copy tệp default.dll - trong file zip và thay thế file cùng tên theo đường dẫn: 
C:\Documents and Settings\User\Local Settings\Application Data\Google\Chrome\Application.2.149.27\Themes\
Chú ý: Đừng quên backup - sao lưu file default.dll trước khi chép đè.

Mục tiêu phát triển Công nghiệp phần mềm (CNpPM) Việt Nam là lấy thị trường nội địa làm bàn đạp để chiếm lĩnh thị trường xuất khẩu - Vietnam Software Outsourcing. Để thực hiện mục tiêu này, nhà nước đã có một số chính sách để hỗ trợ xuất khẩu như các chính sách khuyến khích đầu tư nước ngoài, có các chính sách ưu đãi cho việc phát triển các khu công nghiệp phần mềm tập trung với các quy mô khác nhau, các chính sách về thuế quan cho hoạt động xuất nhập khẩu phần mềm và dịch vụ liên quan. Nhà nước tiếp tục đầu tư để xây dựng và nâng cấp cơ sở hạ tầng, nâng cao chất lượng đào tạo nhân lực, phát triển thị trường, phát triển sản phẩm v.v.

Mặc dù còn rất non trẻ nhưng các doanh nghiệp Việt Nam trong những năm gần đây đã có rất nhiều cố gắng trong việc phát triển thị trường xuất khẩu phần mềm. Tuy nhiên, tổng doanh số xuất khẩu phần mềm của Việt Nam còn rất khiêm tốn so với các cường quốc xuất khẩu phần mềm như ấn Độ hay Trung Quốc. Năm 2002 ấn Độ đạt con số xuất khẩu khoảng 10 tỷ USD, Trung Quốc cũng xuất khẩu được gần 1 tỷ USD trong khi Việt Nam chỉ xuất khẩu được khoảng 25 triệu USD phần mềm (bằng khoảng 1/40 Trung Quốc và 1/400 ấn Độ). Các dòng sản phẩm chính của hoạt động xuất khẩu phần mềm Việt Nam chủ yếu là các sản phẩm gia công trong các lĩnh vực kế toán tài chính, giải pháp mạng, web, bảo hiểm, quản trị doanh nghiệp (ERP), CAD/CAM & GIS, và các sản phẩm đào tạo trực tuyến. Thị trường gia công xuất khẩu phần mềm của Việt Nam tập trung chủ yếu ở các nước Bắc Mỹ và châu Âu. Gần đây, các công ty có chú ý hơn trong vấn đề phát triển thị trường Nhật Bản.

Bài báo này cố gắng phân tích các điểm mạnh, điểm yếu, các cơ hội cũng như các thách thức cho hoạt động xuất khẩu phần mềm của Việt Nam, từ đó đề xuất các giải pháp để thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp còn rất non trẻ này.

Phân tích các điểm mạnh, yếu, cơ hội và nguy cơ của hoạt động gia công, xuất khẩu phần mềm Việt Nam - Vietnam Software Outsourcing (SWOT)

Thế mạnh (Strength)

1. Sự ổn định về an ninh chính trị: Việt Nam là một trong số các nước có độ ổn định cao về chính trị và ít có các nguy cơ khủng bố. Ưu thế này cùng với vị trí địa lý nằm trong khu vực châu á, một khu vực hiện đang được đánh giá là năng động nhất trong lĩnh vực CNTT, Việt Nam sẽ là một địa điểm hất dẫn các tập đoàn đa quốc gia và các công ty nước ngoài đầu tư mở các chi nhánh và công ty sản xuất gia công phần mềm xuất khẩu.

2. Nhân công rẻ, ham học hỏi, cầu tiến: Với khoảng 34% dân số ở độ tuổi 15-34 đảm bảo cho Việt Nam có một lực lượng lao động trẻ. Khả năng về logic và toán học của các sinh viên Việt Nam rất tốt là một điều kiện thuận lợi trong việc phát triển CNTT. So với ấn Độ, giá nhân công ở Việt Nam rẻ hơn từ 30 - 50 %. Lao động CNTT có khả năng nâng cao trình độ nhanh và dễ thích nghi với điều kiện làm việc với cường độ cao.

3. Sự hỗ trợ của Nhà nước: Chính phủ Việt Nam rất chú trọng việc phát triển công nghiệp phần mềm. Có rất nhiều chính sách ưu đãi phát triển CNpPM, như các chính sách ưu đãi về thuế, các chính sách ưu đãi về thuê đất, thuê cơ sở hạ tầng, các chính sách hỗ trợ về vốn, chính sách hỗ trợ đào tạo phát triển nguồn nhân lực phần mềm v.v.

Điểm yếu (Weakness)

1. Chưa thu hút được các tập đoàn đa quốc gia và các công ty lớn nước ngoài đầu tư vào việc gia công phát triển phần mềm ở Việt Nam. Mặc dù Việt Nam đã có nhiều chính sách ưu đãi nhằm thu hút đầu tư vào lĩnh vực sản xuất phần mềm xuất khẩu, nhưng các chính sách này chưa hoàn toàn hoàn thiện, bên cạnh đó việc triển khai các chính sách này nhiều khi còn khó khăn, cơ sở hạ tầng xây dựng còn yếu kém, giao thông không thuận tiện. Các chính sách ưu đãi về thuế, ưu đãi về giá thuê đất v.v. cũng thường gặp những cản trở khi thực thi. Những khó khăn trên là những trở lực làm giảm sút đáng kể sức hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam trong lĩnh vực CNpPM.

2. Trình độ lực lượng lao động phần mềm còn thấp: Lực lượng lao động phần mềm trong mấy năm qua có gia tăng về số lượng nhưng chất lượng thì còn quá thấp so với yêu cầu của thị trường, nhất là đối với thị trường xuất khẩu. Các lập trình viên của Việt Nam nói chung thiếu kinh nghiệm thực tế, yếu về các kỹ năng giao tiếp, khả năng làm việc nhóm, đặc biệt rất yếu về ngoại ngữ là một yêu cầu thiết yếu trong việc làm gia công phần mềm xuất khẩu. Chúng ta cũng đặc biệt thiếu các lao động phần mềm cao cấp như các chuyên gia phân tích hệ thống, người thiết kế giải pháp tổng thể, các quản trị viên dự án, giám đốc dự án. Sự kém chất lượng của lực lượng lao động là một trong những nguyên nhân khiến Việt Nam chưa giành được nhiều dự án gia công phần mềm với các công ty nước ngoài.

3. Môi trường phát triển doanh nghiệp: một trong những hạn chế lớn của Việt Nam là vấn đề bản quyền phần mềm. Việt Nam được xếp đứng đầu danh sách trong các nước vi phạm bản quyền (BSA, 2002). Vị trí này tạo ra một hình ảnh rất không tốt cho công nghiệp phần mềm Việt Nam trong con mắt của các nhà đầu tư nước ngoài. Ngoài ra có một số điều kiện môi trường không thuận lợi khác cũng làm ảnh hưởng đến việc phát triển CNpPM theo hướng xuất khẩu như hệ thống luật về các nguyên tắc, thực thi hợp đồng của Việt Nam chưa chặt chẽ và tường minh; thiếu những tiêu chí cần thiết để phát triển thương mại điện tử như hệ thống thẻ tín dụng để mua bán phần mềm và những dịch vụ khác.

4. Năng lực của các doanh nghiệp phần mềm còn yếu: Các doanh nghiệp phần mềm Việt Nam nói chung đều có quy mô nhỏ, thiếu kinh nghiệm, yếu về cả khả năng quản lý, quy trình sản suất lẫn tiếp thị bán hàng. Hầu hết các doanh nghiệp đều chưa có các chiến lược phát triển sản phẩm, chiến lược thị trường. Các doanh nghiệp lại thiếu sự liên kết nhằm tạo khả năng cạnh tranh, ít có sự hỗ trợ nhau trong hoạt động, thị trường sản phẩm chồng chéo. Những yếu điểm này cùng với chất lượng nguồn nhân lực thấp làm cho khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp phần mềm Việt Nam trên thị trường thế giới rất thấp.

5. Cơ sở hạ tầng viễn thông Internet: Mặc dù đã có nhiều cố gắng để tăng băng thông và giảm giá cước dịch vụ viễn thông và Internet, tuy nhiên chất lượng dịch vụ và tốc độ Internet Việt Nam vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển phần mềm, đặc biệt là đối với các dự án gia công cho nước ngoài. Giá thuê kênh dùng riêng nói chung vẫn cao, đặc biệt quá cao đối với các doanh nghiệp PM nhỏ. Đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến công nghiệp phần mềm Việt Nam khó chiếm được các hợp đồng gia công với nước ngoài.

6. Khả năng quảng cáo, tiếp thị, phát triển thị trường: công nghiệp phần mềm Việt Nam hiện đang rất yếu về khả năng quảng bá, tiếp thị và tìm kiếm mở rộng các thị trường mới. Hầu hết các doanh nghiệp phần mềm đều chưa đủ khả năng và cũng chưa đầu tư thích đáng cho việc tiếp thị, quảng bá thương hiệu cũng như sản phẩm của mình. Nhà nước cũng chưa đầu tư nhiều cho việc xúc tiến thương mại, tìm kiếm thị trường, quảng bá, marketing để tạo một vị trí cho công nghiệp phần mềm Việt Nam trên thị trường gia công phần mềm thế giới. Trong tổng số ngân sách vốn đã rất khiêm tốn dành cho phần mềm của Việt Nam, thì chi phí cho tiếp thị, tìm kiếm thị trường, tham gia các hội chợ, hội nghị lại chiếm một tỷ trọng rất nhỏ (khoảng 20%). Cụ thể Việt Nam có rất ít buổi thuyết trình về công nghiệp phần mềm; Thiếu những tờ rơi, quảng cáo hoặc các trang Web về cách thức xuất khẩu và các đơn vị xuất khẩu phần mềm Việt Nam; Không có các chương trình nghiên cứu cho từng thị trường xuât khẩu cụ thể; Khả năng tiếp thị và thuyết trình quảng cáo về sản phẩm rất thấp, nhất là khả năng quảng cáo ở thị trường quốc tế. Chính khả năng tiếp thị kém, không am hiểu thị trường là một trong những yếu điểm chủ yếu dẫn đến tình trạng doanh số xuất khẩu của Việt Nam chỉ nằm ở một con số khiêm tốn.

Cơ hội (Opportunities)

1. Ngành CNTT của thế giới đang ở giai đoạn hồi phục và phát triển nhanh chóng. Tại các thị trường CNTT lớn của thế giới như Mỹ, Bắc Âu và Nhật Bản xu thế sử dụng nhân lực từ nhà cung cấp nước ngoài để gia công phần mềm đang tăng mạnh. Dự đoán đến năm 2005, nhu cầu tuyển dụng chuyên viên CNTT trên toàn cầu sẽ là hơn 1 triệu người, trong khi các nhà cung cấp chính như ấn Độ, Ailen cũng chỉ có khả năng cung cấp tối đa là 70%. Trung Quốc được coi là thị trường cạnh tranh tiềm năng, nhưng thực tế thì nhu cầu nội địa của Trung Quốc rất lớn nên một số lượng lớn nhân lực giỏi của Trung quốc sẽ bị hút vào thị trường nội địa. Thêm vào đó, giá nhân lực CNTT tại các thị trường ấn Độ, Ailen đang tăng cao trong khi giá nhân công CNTT ở Việt Nam rất thấp. Như vậy thị trường gia công phần mềm còn rất lớn. Vấn đề là làm thế nào để nắm bắt thời cơ?

2. Nạn khủng bố và bất ổn về an ninh và chính trị ở nhiều khu vực trên thế giới khiến cho các tập đoàn đa quốc gia và các công ty CNTT lớn ở ấn Độ, Hàn Quốc, Đài Loan, Philipine, Indonexia v.v. đang cố gắng dãn bớt các trung tâm phát triển phần mềm sang các quốc gia có độ ổn định hơn về an ninh và chính trị để giảm thiểu thiệt hại có thể xảy ra. Việt Nam được đánh giá là một quốc gia có độ ổn định cao về an ninh và chính trị, lại nằm ở vị trí gần gũi với các cường quốc về gia công phần mềm như ấn Độ, Trung Quốc, Hàn Quốc nên sẽ là một địa điểm lý tưởng để đón nhận cơ hội này.

3. Việt Nam có một cộng đồng đông đảo Việt kiều đang sống và làm việc tại nước ngoài, và rất nhiều người trong số họ là các chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực phát triển phần mềm. Nếu khai thác được lực lượng này thì đây sẽ là một nguồn lực rất lớn cho việc gia công xuất khẩu phần mềm Việt Nam. Việt Nam có thể kêu gọi các Việt kiều tại những nước phát triển, ví dụ như tại thung lũng Silicon, để họ trở về đầu tư phát triển CNpPM trong nước.

Thách thức và mạo hiểm (Threat)

1. Một thách thức lớn mà công nghiệp phần mềm Việt Nam phải đương đầu là sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường quốc tế, đặc biệt là với Trung Quốc. Mặc dù nền CNpPM Trung Quốc được định hướng phục vụ thị trường nội địa, nhưng nước này đang nổi lên như là một điểm đến quan trọng cho các nhà tìm kiếm đối tác gia công phần mềm. Hiện Trung Quốc đang có những bước tiến mạnh mẽ và nhanh chóng trong việc xây dựng công nghiệp phần mềm theo hướng gia công xuất khẩu. Trung Quốc có thể cạnh tranh với Việt Nam cả về chất lượng lao động lẫn giá cả và chi phí thấp.

2. Công nghiệp phần mềm là một ngành có tốc độ phát triển rất nhanh, vòng đời công nghệ ngắn, cần chi phí đầu tư lớn cho việc đào tạo cập nhật công nghệ, marketing tìm kiếm mở rộng thị trường. Việc mở văn phòng đại diện ở một số quốc gia như Mỹ, Nhật Bản là rất đắt đỏ. Trong khi đó ngành CNpPM Việt Nam lại còn rất non trẻ, yếu về nguồn lực, thiếu về kinh nghiệm. Đó là những thách thức và mạo hiểm không nhỏ cho các doanh nghiệp PM Việt Nam muốn tham gia thị trường quốc tế.

3. Một nguy cơ nữa cũng có thể sẽ xảy ra là việc các phần mềm có thể trở nên chuẩn hoá và sẽ chỉ còn là sản phẩm độc quyền của một số tập đoàn và công ty CNTT lớn trên thế giới. Trong trường hợp này việc phát triển CNpPM theo định hướng xuất khẩu sẽ gặp không ít khó khăn.


Khánh Vân - Tạp Chí Công Nghệ Thông Tin và Truyền Thông

Dĩ nhiên sản phẩm của Google có rất nhiều điều thú vị. Ngoài những tiện ích mà chúng ta thường thấy khi lướt web, các nhà phát triển Google Chrome đã để lại một vài thú vị và điều khác biệt so với các trình duyệt khác như: IE, FireFox, ...Những dòng lệnh about: khi gõ trực tiếp vào thanh địa chỉ của trình duyệt Google Chrome sẽ giúp chúng ta khám phá được nhiều điều.

Dưới đây là tập tất cả những lệnh liên quan đến trang About của trình duyệt Google Chrome:

about:memory
about:stats
about:network
about:internets
about:histograms
about:dns
about:cache
about:plugins
about:version

Bạn có thể xem những hình ảnh minh họa dưới đây:


About:Stats


About:DNS


About:Histograms


About:Internets


About:Memory


About:Plugins


About:Stats

About:Cache

Nhận xét đầu tiên là trình duyệt Google Chrome cực nhanh, quá dễ cài đặt và bố trí những tiện ích hợp lý. Sau 2 năm phát triển, cuối cùng Google cũng công bố sản phẩm tiếp theo nằm trong loạt seria - một mình chống lại mafia , nó được gọi là Google Chrome bạn có thể download về dùng tại địa chỉ này: http://www.google.com/chrome.

Vậy lý do nào để bạn chọn trình duyệt của Google mà không cần phải suy nghĩ nhiều:

Nếu bạn muốn một trình duyệt không ngốn hết RAM của bạn thì FireFox là ngốn RAM như lợn
Nếu bạn muốn một trình duyệt bảo mật khi bạn lướt web thì Internet Explorer không phải là lựa chọn tốt
Nếu bạn muốn một trình duyệt nhanh và gọn thì Opera nhanh nhưng không như mong đợi
Nếu bạn muốn một trình duyệt có thể thực thi được trên nhiều platform thì Safari không được xây dựng với mục đích này
Nếu bạn muốn một trình duyệt và nó không quan tâm về JavaScript thì Netscape là một trình duyệt quá quan tâm đến JavaScript

Với trình duyệt Google, người sử dụng có thể khắc phục phần lớn các đặc điểm này: vừa nhanh, linh hoạt và trình duyệt đầu tiên bảo mật văn bản khi lưu thông trên Internet. Trình duyệt Google miễn phí, bộ cài nhỏ hơn 2M.

Chỉ cần mở trình duyệt, thế giới sẽ đến với bạn - gõ và enter....

bài viết trước tôi đã có một vài thông tin về lương của các chuyên gia thuộc lĩnh vực IT của Vietnam Software Outsourcing cũng giống như những công ty Software Outsourcing trên thế giới. Một câu hỏi đặt ra ở đây là vì sao lương của những chuyên gia Outsourcing của nước ta lại quá thấp như vậy?

Câu trả lời có phải nằm ở một loạt bài viết gần đây của những tờ báo có uy tín không? Nếu muốn bạn có thể tham khảo ở đây: Gia công phần mềm: "Tầm thấp" vì… thiếu người tài. Nếu nói chúng ta thiếu người tài thì cũng đúng vì nếu chúng ta có đủ người tài thì mọi thứ sẽ khác đi nhiều. Bài báo cũng nói về chất lượng của nguồn nhân lực, tuy nhiên theo hiểu biết nông cạn của mình tôi tin rằng các chuyên gia về Outsourcing của Việt Nam có chất lượng không khác những chuyên gia Outsourcing ngoại quốc là mấy.

Chỉ có một điểm khá buồn cười ở đây là Việt Nam luôn là quốc gia Offshoring 2.0 hoặc có thể là Offshoring 3.0...Các bạn có thể hình dung như thế này: Cty A đặt hàng cho Cty B và Cty B mang các dự án này đến các VietNam Software Outsourcing Comapny. Điều này có nghĩa là: Các công ty Outsourcing ở Việt Nam hiếm có khi nhận được đơn đặt hàng trực tiếp từ khách hàng- những người sử dụng đầu cuối.


Thông thường những đơn đặt hàng như vậy thường xuất phát từ những công ty Outsourcing, do đó để nhận được một dự án mà các công ty Việt Nam làm từ đầu đến cuối cực kỳ khó. Những công việc mà chúng ta nhận được hầu hết là những công việc kiểm thử hoặc dịch sang nhiều ngôn ngữ khác nhau cho một sản phẩm. Điều này làm cho các chuyên gia Outsourcing tại VietNam càng ngày càng "lụt" nghề.

Hơn nữa các Vietnam Software Outsourcing Company hoạt động một cách độc lập, không có một sự gắn kết và đoàn kết nhất định. Điều này càng làm cho các công ty OutSourcing của nước ngoài yêu thích. Có thể ví dụ như sau: Một sản phẩm cần được gia công, mỗi công ty lại báo giá mỗi kiểu - càng cạnh tranh càng tốt - cho đến nay vẫn chưa có một chuẩn chung nào để áp gia được với lãnh vực nhiều trí tuệ này.

Vậy nên, quan trọng nhất để Việt Nam có thể trở thành một quốc gia hùng mạnh về Outsourcing thì nhà nước cần phải có những định hướng đúng đắng. Các doanh nghiệp khi tham gia thị trường nước ngoài phải có được tiếng nói chung. Lựa chọn những công việc có thể tích lũy được nhiều kinh nghiệm cho đội ngủ tham gia Outsourcing. Có vậy trong vòng 5 năm đến, Việt Nam mới trở thành một trong những quốc gia được ưa chuộng trong lĩnh vực phát triển và gia công phần mềm.

Nếu bạn là người làm quản lý về công nghệ thông tin hoặc bạn có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực phát triển phần mềm, đó là một điều xấu hổ nếu bạn không sống ở Switzerland. Vì tại đây, theo báo cáo mới nhất của các công ty - lương của người làm trong lĩnh vực này thuộc tầm cao nhất thế giới.

Một nhà quản lý về công nghệ thông tin (IT Manager) tại Switzerland trung bình mỗi năm kiếm khoảng $140,960 và $101,508 là con số cho những người có nhiều kinh nghiệm trong lãnh vực IT. Những quốc gia khác trả ít hơn một chút bao gồm: Đan Mạch, Bỉ và Vương Quốc Anh.

Nước Mỹ đứng vị trí thứ 6 trên bình diện quốc tế về việc trả lương cao cho IT Manager và vị trí thứ 5 đối với những người nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực IT, khoảng $107,500 và $60,000 tương ứng.

"Vietnam Software Outsourcing Company" là một trong những quốc gia trả thấp nhất trong báo cáo này. Cũng được biết đến là những người Offshoring 2.0. Vị trí tiếp theo từ dưới lên trên là: Philippines Software Outsourcing Company, India Software Outsourcing Company, Indonesia Software Outsourcing Company, China Software Outsourcing Company.

Malaysia và Cộng hòa Séc Software Outsourcing Company đang là những quốc gia được cân nhắc là tích cực trong lĩnh vực Software Outsourcing.

Một điều đáng chú ý là theo những phát biểu của những chuyên gia là: Việt Nam sẽ là điểm đến được ưa chuộng trong vòng năm năm tới hơn cả Trung Quốc và Ấn Độ.

Ở Việt Nam một IT manager trung bình kiếm khoảng $15,470 và những chuyên gia khác kiếm khoảng $5,574. Bằng 1/10 so với Mỹ. Vậy lý do nào để các Vietnam Software Outsourcing Company trả lương thấp vậy? Câu trả lời sẽ được đề cập ở Vietnam Software Outsourcing Company II.