Với tốc độ phát triển chóng mặt của cộng đồng blog hiện nay, cứ mỗi giây lại có 1000 blog ra đời. Thật là khó phát hiện ra blog của bạn trong đám đông ấy. Gần đây, Yahoo Việt Nam - sau một thời gian tuyên bố đóng cửa Yahoo 360 độ lại tung ra thêm một sản phẩm dành riêng cho cộng đồng blog việt - đó là Yahoo 360 Plus. Khi chọn Việt Nam làm nơi thử nghiệm Yahoo 360 Plus, công ty Yahoo đã không lầm khi đánh giá đúng thị trường này.

Khi số lượng blogger ngày một tăng lên, việc phát triển cho blog của mình thật độc đáo là chuyện mà mỗi blogger cần phải suy nghĩ trước tiên. Ngoài cung cấp nội dung tốt, blog được thiết kế chuyên nghiệp và tạo ấn tượng tốt cho người ghé thăm. Ngoài tất cả những điều này blog của bạn cũng cần có chút hương vị khác biệt mà 10 nhà cung cấp dưới đây có thể mang lại cho bạn hiệu quả đó.


Bubble Guru: Nếu bạn có một video nói về chính mình hay giới thiệu những sản phẩm do bạn cung cấp thì bạn có thể sử dụng Bubble Guru, Bubble Guru cung cấp cho bạn đoạn mã, khi bạn chèn đoạn mã này vào blog của bạn - blog của bạn lập tức xuất hiện một pop-up video. Pop-up này phát đoạn video mà bạn đã chèn vào trước đó. Pop-up video này sẽ trượt theo khi bạn kéo thanh cuộn để xem bài viết.

Eyejot: Với công cụ này, bạn có thể chèn một đoạn mã cho phép hiển thị webcam của chính bạn lên blog và nếu có ai đó muốn kết nối trực tiếp với bạn thì bạn có thể chấp nhận và kết nối với người đó. Chức năng này tương tự như: "View my Webcam" trên Yahoo Messager.

Google Maps: Nhúng đoạn mã mà Google Maps cung cấp vào blog của bạn khi độc giả ghé tham blog của bạn họ cũng có thể xem bản đồ trên blog của bạn.

eBay To Go: Bạn đã thừng ghé thăm ebay? đoạn mã này cho phép bạn tùy biến hiển thị những thông tin bạn ưa thích ghi bạn ghé thăm gian hàng điện tử này. Thông qua chức năng này, bạn có thể giới thiệu đến độc giả của bạn những mặt hàng mà bạn quan tâm và ưa thích.

FlexiPoll: (not available) Một công cụ bình chọn trực tuyến.

Slideshare: Ðây là thư viện chứa rất nhiều các trình diễn, tương tự như Ms Power Point và tập hợp tất cả những slide từ khắp nơi trên toàn thế giới. Khi nhúng đoạn mã này vào blog của bạn, độc giả của bạn có thể tìm được những slide thú vị cho mình.

Zoho Viewer: Không giống nhu Slideshare, Zoho Viewer là thư viện khác - bạn có thể upload bất cứ tài liệu nào của bạn bằng cách sử dụng chức năng Embed để nhúng đoạn mã đó lên blog của bạn. Vậy bạn đã có những slide độc quyền trên blog của mình.

Meebo Me: Tương tự như Shoutbox, Meebo Me cung cấp cho blogger hộp thoại trên blog, để mọi khách hàng của bạn để lại lời nhắn trên blog. Tất nhiên, chỉ những lời nhắn không có liên quan đến nội dung bài viết - chức năng này tương tự như chức năng gởi tin nhắn trong yahoo blog 360 plus.

BlogTV: Tất cả những giừ bạn cần là đăng ký và có một webcam, bạn có thể trò chuyện hoặc giới thiệu sản phẩm cho khách hàng trực tuyến.

Movavi Video Converter: đầu tiên bạn upload 1 file video, tiếp theo bạn chọn kiểu file - định dạng mà bạn muốn chuyển sau đó bạn nhập email vào ô cuối cùng. Lập tức video bạn muốn chuyển đổi định dạng sẽ được gởi đến địa chỉ email của bạn. Ngoài ra, bạn có thể nhúng những đoạn mà cho phép người ghé thăm blog của bạn upload hoặc chia sẽ video đến trang website được ưu thích nhất hiện nay.

Hôm nay, được bạn bè invite sử dụng yahoo 360 plus và mình cũng thử tạo một blog trên yahoo 360 plus xem sao. Chưa đầy 10 phút mình đã có một blog 360 plus của riêng mình. Lý do để mình tạo blog trên yahoo 360 plus thật đơn giản, mình chỉ muốn biết sau blogger.com, wordpress.org...đại gia Yahoo sẽ trình làng một bộ mặt như thế nào đây.
Trước tiên mình sẽ trình bày nhận xét chung của mình về yahoo 360 plus so với blog 360 độ

Nhận xét đầu tiên là yahoo 360 plus đẹp và chuyên nghiệp hơn so với yahoo 360 độ, nhóm việt nam 360 plus đã thành công trong việc khuyến cáo Yahoo nên bỏ bớt những phần quảng cáo ra khỏi blog cá nhân. Ngoài thanh NavBar tương tự như Blogger.com và phần cuối mỗi blog 360 plus có liên quan đến Yahoo thì phần còn lại tùy thuộc vào sự quyết định của blogger[người viết blog]. Với giao diện 3 cột, các blogger có thể duy chuyển những module nhờ vào chức năng {bố trí} ở phần admin - chắc nhờ vào công nghệ ajax.

Yahoo 360 plus bổ sung một số tính năng mà yahoo 360 độ không có hoặc có nhưng không đầy đủ

Đầu tiên phải kể đến là Yahoo 360 plus cho phép blogger phân chia bài viết theo từng chuyên mục, điều này thì chắc Yahoo 360 plus học hỏi từ những nhà cung cấp blog quá nổi tiếng như: Blogger.com hoặc Wordpress.org. Mỗi chuyên mục - hay còn gọi là thư mục đều có tổng số bài viết bên trong chuyên mục đó. Khi người sử dụng click lên bất kỳ thư mục nào, lập tức những bài viết theo chuyên mục đó sẽ xuất hiện. Trước đây, những nhận xét [comments] thuộc bài viết nào thì nhận xét đó yên vị tại bài viết đó. Nhưng ở lần phát triển này, yahoo 360 plus đã bổ sung một module mới cho phép hiển thị danh sách những lời nhận xét mới nhất từ những bài viết khác nhau.

Chức năng Quick Comment trên Yahoo 360 độ được Yahoo 360 plus thay thế bằng chức năng {Tin nhắn} tương tự như chức năng comment trên từng bài viết. Điểm khác biệt là chức năng Tin nhắn này bao gồm cả chức năng Send messages trên Yahoo 360 độ. Nói rõ hơn là nếu bạn sử dụng chức năng này bạn có thể gởi được tin nhắn ở 2 dạng: một là công khai - mọi người có thể đọc tin nhắn này ở module Tin nhắn, hai là tin nhắn riêng - chỉ có người chủ blog mới có quyền đọc tin nhắn này; đây là điểm sáng tạo đáng khen ngợi.

Hai phần khác khá thú vị trên yahoo 360 plus là: thống kê thông tin truy cập và theo dõi tâm trạng của blogger theo từng bài viết. Ở Yahoo 360 độ, chức năng thống kê rất đơn giản - chỉ hiển thị tổng số lần trang được view. Nhưng với nhu cầu của blogger ngày nay, một thống kê đầy đủ như Yahoo 360 plus cung cấp là điều hợp lý. Tuy nhiên, đối với một số blogger có nghề và muốn sử dụng Web Analytics thì Yahoo 360 plus chưa đáp ứng được. Khi blogger viết một bài viết và chọn một khuôn mặt[emoticon] để thể hiện cảm xúc của bài viết thì những khuôn mặt này sẽ được bố trí ở trang đầu tiên và người xem có thể click lên từng khuôn mặt để đọc bài viết có liên quan đến cảm xúc đó. Nếu danh sách đó toàn những khuôn mặt buồn rầu thì người xem biết chắc chắn là blogger này đang thất tình...hehe :D

Ngoài ra, yahoo 360 plus cũng thay đổi số lượng bạn bè có thể kết nối trong danh sách bạn bè. Theo một thông báo chưa chính thức thì con số này nằm trong khoảng từ 300 đến 1000 bạn bè. Con số này bị giới hạn khi sử dụng Yahoo 360 độ - dưới 300 kết nối. Cũng trong phần kết nối này, blogger có thể sử dụng chức năng {đăng ký blog yêu thích} trong phần tùy chỉnh để được thông báo có bài viết mới từ các blogger khác mà blogger này quan tâm. Tương ứng với chức năng này Yahoo 360 plus cũng cung cấp một chức năng khác được gọi là {sổ đen} nhằm loại bỏ những blogger có hành vi xâm hại đến blog của mình.

Phát triển một ứng dụng web là một điều thú vị. Cũng giống như việc phát triển một web site. Một ứng dụng web là sự kết hợp giữa những nhà thiết kế [designer] và nhà phát triển [developer] để giải quyết những nhu cầu mà khách hàng của họ mong muốn. Điều này cũng lý giải tại sao blogger.com và wordpress.org ra đời và bạn cũng nghĩ thử xem: Điều gì sẽ xảy ra nếu bạn muốn phát triển một blog mà không có blogger hoặc wordpress...

Nhưng hầu hết các ứng dụng web đều chậm và tẻ nhạt. Những sự kiện nhanh nhất trên các ứng dụng web thường đủ thời gian để khách hàng của họ uống một ly cafe, làm một việc khác hoặc tệ hại hơn cả là nhấn vào nút close[x] để kết thúc việc chờ đợi. Nó là nỗi khiếp sợ từ những đồng hồ cát...:) Bạn click lên một liên kết và một chiếc đồng hồ cát xinh xắn xuất hiện - cũng tại thời điểm đồng hồ cát xuất hiện, một yêu cầu được gởi đến máy chủ chứa dữ liệu và máy chủ dữ liệu lại phải suy nghĩ thêm là nên gởi cho bạn điều gì đây hay tất cả:(

và Ajax đến để làm thay đổi điều đó

Ajax (Asynchronous JavaScript and XML) là cách lập trình web mà không làm đồng hồ cát xuất hiện. Dữ liệu, nội dung và thiết kế được kết hợp với nhau trở thành thể thống nhất. Mỗi khi người sử dụng click lên bất kỳ thứ gì trên ứng dụng Ajax, ứng dụng chỉ thay đổi phần mà người sử dụng mong muốn. Nếu bạn không tin, bạn hãy thử Google Maps. Nhập từ "vietnam" vào ô tìm kiếm trên bản đồ và mọi thứ đều cập nhật trước mắt bạn. Chỉ với một ít thời gian để cập nhật dữ liệu, nội dung và thiết kế mà không cần refresh hoặc reload.

Vậy Ajax là gì?

Ajax là cách phát triển ứng dụng web dựa trên sự kết hợp của những công nghệ dưới đây:

  • Chuẩn XHTML và CSS
  • Tương tác trong trang thông qua DOM
  • Trao đổi dữ liệu XML và XSLT
  • Độc lập đồng bộ dữ liệu với XMLHttpRequest
  • JavaScript với tất cả các tầng

Trong khi đó, ứng dụng web theo truyền thống thì sự tương tác giữa người sử dụng và server được mô tả như sau:

  1. Người sử dụng truy cập ứng dụng web
  2. Server xử lý yêu cầu và gởi dữ liệu đến trình duyệt trong khi người sử dụng chờ đợi...
  3. Người sử dụng click lên một liên kết hoặc tương tác với ứng dụng web
  4. Server xử lý yêu cầu và gởi dữ liệu đến trình duyệt trong khi người sử dụng chờ
    đợi...
  5. ...vân vân

Chúng ta dễ dàng nhật thấy người sử dụng đợi sau mỗi lần tương tác.

và Ajax đóng vai trò như một người trung gian

Ajax làm mọi việc phía bên trong trình duyệt (thông qua JavaScript và DOM) để trình diễn và kiểm soát yêu cầu mà người sử dụng gởi đến máy chủ. Sự tuyệt vời mà Ajax có thể làm được là nó biết người sử dụng yêu cầu phần dữ liệu nào và nó đáp ứng bằng cách trình diễn phần dữ liệu mà người sử dụng mong muốn. Bản thân Ajax có thể giữ hết thông tin của ứng dụng bên trong nó và trong khi Bất đồng bộ dữ liệu nó vẫn chấp nhận sự tương tác khác giữa ứng dụng và người sử dụng mà không quan tâm đến sự tương tác của máy chủ [server].

Bất đồng bộ

Trong ứng dụng web không sử dụng Ajax, sự tương tác giữa người sử dụng và máy chủ dữ liệu được gọi là đồng bộ. Điều này có nghĩa là lần tương tác tiếp theo giữa người sử dụng và máy chủ chỉ được thực hiện khi lần tương tác trước đó kết thúc. Cũng giống như khi bạn đọc một bài viết, đầu tiên bạn phải click vào liên kết có chứa bài viết, yêu cầu được gởi đến máy chủ có chứa bài viết và máy chủ đó gởi lại cho bạn nội dung của bài viết.

Với Ajax, JavaScript được load khi trang load và nó kiểm soát mọi tác vụ trên ứng dụng web. Bằng cách kiểm soát trước mọi tác vụ trên ứng dụng web, Ajax có thể trình diễn dữ liệu một cách nhanh chóng. Nếu trong cùng một thời điểm, người sử dụng thay đổi dữ liệu thì việc đầu tiên nó gởi dữ liệu đến server và cũng đồng thời gởi dữ liệu lên bề mặt ứng dụng web và điều này không phụ thuộc hành động khác của người sử dụng.

Ajax không phải là một công nghệ mới

Ajax chỉ là một sự kết hợp tuyệt vời giữa các công nghệ và tạo ra cách xử lý mới trong quá trình tương tác giữa người sử dụng, ứng dụng và server. Nếu bây giờ bạn muốn phát triển một ứng dụng web, tại sao bạn lại không dùng Ajax nhỉ? Phát triển ứng dụng web dựa vào Ajax quả thật là một điều thật thú vị.

Một số ví dụ

Một số liên kết hữu ích

Chú thích

  • XHTML là viết tắt của chữ Extensible HyperText Markup Language (XHTML). XHTML là một họ những kiểu tài liệu của hiện tại và tương lai, nó kế thừa và mở rộng HTML, và tuân theo những chuẩn của XML. Họ các kiểu tài liệu XHTML đều dựa trên XML, và được thiết kế để làm việc với phần mềm dựa trên XML. XHTML là phiên bản kế tiếp của HTML, một loạt những đặc tả đã được phát triển cho XHTML.
  • CSS là một ngôn ngữ cho giao diện để định nghĩa tính chất các thành phần trong HTML layout. Một ví dụ, Với CSS bạn có thể tạo kiểu cho fonts, chỉnh màu sắc , canh lề, kẻ bảng, định chiều cao, chiều dọc, hình nền, và xác định vị trí cho đổi tượng cùng nhiều thứ khác.
  • DOM là giao diện độc lập platform và ngôn ngữ cho phép chương trình và script truy xuất động và cập nhật nội dung, cấu trúc và style của tài liệu.
  • XSLT là một thể hiện XML dưới dạng hiển thị nhất định theo ý muốn của coder, code sẽ trích xuất dữ liệu từ database ra dưới dạng của XML và XSLT có thể đóng vai trò như một HTML thể hiện dữ liệu đã được trích xuất tùy thích. Trong XSLT bạn có thể có các thẻ tag HTML, javascript ... tùy mục đích của bạn. Như thế có thể dùng XSLT và XML như là một dạng của template HTML.
  • XMLHttpRequest (XHR) là một API được JavaScript dùng để chuyển dữ liệu (XML hoặc dữ liệu khác) từ trình duyệt đến máy chủ chứa ứng dụng web.

Bạn muốn viết game mà bạn không biết phải bắt đầu từ đâu? Bạn muốn viết game cho điện thoại của bạn và game của bạn có thể thực thi trên Pocket PC/ Windows Mobile/ Smartphones/ GP2X?

Xin giới thiệu với bạn phần mềm Game Editor, Game Editor là phần mềm thiết kế và chỉnh sửa game cho điện thoại di động mà bạn không cần am hiểu về ngôn ngữ lập trình hoặc công nghệ. Với Game Editor, bạn có thể tự do thiết kế cho mình những game theo kịch bản mà mình yêu thích.

Các chức năng chính mà phần mềm Game Editor cung cấp

- Khởi tạo chế độ màn hình của game (là full màn hình hoặc chế độ cửa sổ)
- Xây dựng kịch bảng game và tạo ra các giao diện của game
- Điều khiển những hoạt động của nhân vật
- Cá nhân hóa bằng hình ảnh, âm thanh của nhà phát triển
- Thiết lập chế độ và mức độ trong game
- Khôi phục và phục hồi các sự kiện trước đó
- Quản lý các hoạt động của game từ khởi đầu cho đến kết thúc
- Điều khiển bàn phím và chuột
- Đặt giờ kết thúc game

Như bạn thấy, dùng chuột kéo một đường đi cho nhân vật là cách dễ nhất để bạn phát triển game của mình.

Môi trường cài đặt phần mềm Game Editor

- Windows (95, 98, Me, NT, 2000, 2003, XP)
- Pocket PC / Windows Mobile
- Handheld PC
- Windows Mobile-based Smartphones
- GP2X và Linux

Một số hình ảnh mô tả theo chức năng của phần mềm Game Editor: http://game-editor.com/screenshots.html

Bạn có thể download phần mềm tại đây: Game Editor 1.3.3

Giáo trình "Ngôn ngữ lập trình" được thạc sỹ Nguyễn Văn Linh biên soạn trong khuôn khổ đề án "Tăng cường hiệu quả đào tạo của sinh viên khoa Công Nghệ Thông Tin". Giáo trình giới thiệu tổng quan về ngôn ngữ lập trình, các khái niệm cơ bản của ngôn ngữ lập trình. Thông qua đó, giúp sinh viên nhận ra những tiêu chuẩn để đánh giá và lựa chọn một ngôn ngữ lập trình tốt.

Cũng trong giáo trình này, chúng ta sẽ hiểu được tổng quan về kiểu dữ liệu, khai báo biến và hằng trong ngôn ngữ lập trình. Mỗi chương đều có câu hỏi để sinh viên tiện trong việc tự học và ôn tập. Giáo trình dành bốn chương giới thiệu chung và chi tiết về dữ liệu, điều quan trọng nhất sau lập trình gồm: kiểu dữ liệu, kiểu dữ liệu có cấu trúc, kiểu dữ liệu sơ cấp và kiểu do người dùng định nghĩa.

Bốn chương tiếp theo giới thiệu về lập trình như thế nào trong ngôn ngữ lập trình bao gồm: Tổng quan về chương trình con, các cơ chế gọi chương trình con và cách thức truyền tham số trong chương trình con. Tổng quan về lập trình hàm, lập trình logic và cách điều khiển tuần tự khi lập trình.

Sau khi đọc xong giáo trình này, mình hi vọng các bạn có thể trở thành những lập trình viên chuyên nghiệp mà không cần phải thông qua khóa đào tạo nào.

Chúc các bạn may mắn.

Bạn có thể download ở đây!

Ngoài ra các bạn cũng có thể tham khảo một số liên kết hữu ích sau:

Khái niệm về ngôn ngữ lập trình của wikimedia
Trao đổi về ngôn ngữ lập trình của vninformatics
Nên chọn ngôn ngữ lập trình nào đây của VnExpress
Thư viện giáo trình về ngôn ngữ lập trình

SEO là gì?

Người viết Admin | 9:42 AM | , | 6 Nhận xét »

SEO là viết tắt của cụm từ Search Engine Optimization (SEO) tạm dịch là tối ưu hóa công cụ tìm kiếm. SEO là quá trình sử dụng những công cụ tìm kiếm để tăng traffic - số lượng người truy cập tới một website. Một website được SEO tốt, đồng nghĩa với việc website đó luôn xuất hiện ở thứ hạng cao khi người truy cập sử dụng công cụ tìm kiếm để tìm nội dung mà họ cần. SEO cũng có thể bao gồm nhiều loại mục tiêu khác nhau khi tìm kiếm như: tìm ảnh, tìm từ khóa, tìm theo quốc gia và một số loại SEO khác.

Cũng giống như việc tiếp thị sản phẩm trên thị trường, SEO là một phương pháp tốt nhất để quảng bá website trên internet. Những website này khi SEO, luôn phải cân nhắc cách mà những cổ máy tìm kiếm làm việc và mọi người đang tìm kiếm điều gì. Năng lực SEO có thể phụ thuộc vào nhiều thứ: phương pháp coding, giao diện, cấu trúc và nội dung website của bạn. Để SEO tốt website của bạn cần thân thiện với công cụ tìm kiếm, tránh dùng các phương pháp SEO "mũ đen" vì những cổ máy tìm kiếm hiện đại có thể phát hiện ra công nghệ SEO này và có thể loại bỏ chúng từ dữ liệu mà nó đánh index được.

Thuật ngữ SEO cũng có thể được dùng để chỉ những người làm công việc tối ưu hóa công cụ tìm kiếm, là những nhà tư vấn đưa ra những dự án tối ưu hóa cho các website của khách hàng. Một số người phân loại SEO thành "SEO mũ trắng" (các phương pháp bình thường như xây dựng nội dung website và nâng cao chất lượng của nó) và "SEO mũ đen" (dùng các thủ đoạn như cloaking và spamdexing).

Các công cụ tìm kiếm hiển thị một số dạng danh sách trong trang kết quả tìm kiếm (SERP) bao gồm danh sách trả tiền, danh sách quảng cáo, dánh sách trả tiền theo click và danh sách tìm kiếm miễn phí. Mục tiêu của SEO chủ yếu hướng tới việc nâng cao thứ hạng của danh sách tìm kiềm miễn phí theo một số từ khóa nhằm tăng lượng và chất của khách viếng thăm đến trang. SEO đôi khi là một dịch vụ độc lập hay là một phần của dự án tiếp thị và có thể rất hiệu quả ở giai đoạn phát triển ban đầu và giai đoạn thiết kế website.

SEO xuất hiện vào giữa những thập nên 90, khi mà các webmaster muốn submit nội dung hoặc url của họ lên các chuyên mục trên web. Ban đầu cách dễ nhất mà các công cụ tìm kiếm tìm thấy website của họ là khuyến khích các nhà phát triển website nên SEO bằng cách sử dụng các thẻ Meta.

Hiện nay, SEO đã trở thành một loại hình dịch vụ và có nhiều công ty đặt chân lên mảnh đất màu mỡ này. Ở Việt Nam cũng xuất hiện nhiều website cung cấp giải pháp SEO cho các website cần quảng bá. Có thể liệt kê: vietseo.com; vietseo.net; ontoprank.com; quangbaweb.com...

Nếu bạn có website và bạn cần tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (SEO) trên những cổ máy tìm kiếm lớn nhất hiện nay như: Google, Yahoo, Live Search, Ask.com thì đầu tiên bạn hãy xây dựng cấu trúc và nội dung website của bạn phong phú và sau đó hãy gởi url cho mình. Mình sẽ giúp bạn SEO và quảng bá cho các bạn...free.

Hôm nay, sử dụng Google Analytics để thu thập thông tin từ độc giả trên cẩm nang. Phát hiện ra có một chuỗi tìm kiếm hơi lạ, chuỗi tìm kiếm có nội dung như sau: "phần mềm báo blog mới - bạn có thể click vào liên kết đó để xem kết quả được google hiển thị - cẩm nang cũng được tìm thấy và đứng ở vị trí thứ 4 nhưng kết quả lại khác xa với mong đợi với người sử dụng dịch vụ tìm kiếm". Lúc đầu mình cũng không biết là độc giả của cẩm nang muốn điều gì từ khi gõ chuỗi tìm kiếm này nhỉ?

Sau một lúc suy nghĩ, mới phát hiện ra là những độc giả của cẩm nang đang muốn tìm cho mình phần mềm đọc blog - những phần mềm mà khi cài đặt lên máy tính, nó cho phép người sử dụng có thể Subscribers những bài viết từ blog đó về máy và người sử dụng có thể đọc những bài viết mới từ các blog mà họ đã Subscribers. [nhờ kênh phân phối RSS FEED]

Thông thường những phần mềm này thường có chức năng tự động cập nhật những bài viết mới nhất từ các blog và báo cho người sử dụng biết - cũng giống như việc mọi người cũng thường xuyên làm đó là: check mail...

Vậy là đã rõ nhu cầu của độc giả rồi nhé, việc còn lại của mình là sẽ giới thiệu cách phần mềm có những chức năng như vậy để mọi người có thể chọn cho mình một phần mềm ưa thích và sử dụng nó để đọc blog nhằm tiết kiệm thời gian lướt web cho mọi người.

Danh sách 10 phần mềm miễn phí thâu tóm thông tinRSS FEED

1. Omea Reader - Free RSS News Feed Reader
Omea Reader makes staying up to date with RSS feeds, Usenet news and web pages a smooth experience tailored to your reading style and organizing talent with search folders, annotations, categories and workspaces.

2. Awasu Personal Edition - Free RSS News Feed Reader
Awasu Personal Edition is an extremely feature-rich RSS feed reader. The option to enhance it with plug-ins and hooks in particular makes Awasu a powerful aggregator, in spite of some limitations.

3. Google Reader - Free RSS News Feed Reader
Google Reader is a decidedly simple yet very usable and, thanks to a flexible labeling system, quite comprehensive web-based RSS feed reader.

4. Bloglines - Free RSS News Feed Reader
Bloglines is a great, web-based way to read RSS feeds. There’s no software to wrestle with, and using Bloglines is smooth and easy. Unfortunately, searching and a few other features are missing.

5. RSS Bandit - Free RSS News Feed Reader
RSS Bandit is a nice and very capable feed reader that lets you browse news in an organized fashion. Its flexibility, virtual folders and synchronization abilities are great, but it would be even greater if it integrated with Bloglines and NewsGator Online, too.

6. Squeet - Free RSS News Feed Reader (Squeet is no longer available)
Squeet delivers news items from RSS and Atom feeds to your email Inbox, integrating them nicely with other incoming "stuff" and exposing them to all the power of your email program while providing convenient subscription management itself. Unfortunately, Squeet emails themselves are not all that appealing and, worse, hard-coded to take up too much horizontal screen estate. More flexible delivery schedules would be great, too.

7. intraVnews - Free RSS News Feed Reader
intraVnews makes Outlook read RSS feeds naturally, allowing for smart grouping, searching, filtering and archiving of news items and blog posts. Unfortunately, intraVnews’ interface is not always straight forward, and the option to post news would be great, too.

8. SharpReader - Free RSS News Feed Reader
SharpReader is a great RSS feed reader that knows how to organize news and blogs in their logical order to make following them easy. Virtual folders and searches would be logical next steps.

9. Mozilla Thunderbird - Free RSS News Feed Reader
Mozilla Thunderbird is a fully featured, secure and very functional email client and RSS feed reader. It lets you handle mail efficiently and with style, and Mozilla Thunderbird filters away junk mail too.

10. BlogExpress - Free RSS News Feed Reader
BlogExpress is a nice, simple and highly functional news reader. You can’t currently use it to search news or work on individual items, though.

Trên đây là 10 phần mềm miễn phí đọc RSS FEED, một trong số những bài viết tiếp theo mình sẽ giới thiệu những phần mềm tốt nhất để đọc Rss Feed. Tuy nhiên những phần mềm này là những sản phẩm thương mại, vì vậy cách tốt nhất của mình bây giờ là hãy lựa chọn nột trong số những sản phẩm miễn phí đã được đề cập ở trên để bắt đầu nhận được "báo blog mới".

Có thể bạn muốn đọc thông tin nhiều hơn từ blog này, hãy Subscribers blog của mình sau khi lựa chọn được 1 phần mềm ưa thích của bạn.


1. Đừng copy những bài từ blog hoặc website khác. Điều này cực kỳ quan trọng để độc giả đọc được thông tin mà họ không thể tìm thấy ở nơi nào khác. Nếu blog của bạn là nơi duy nhất có thông tin này, thì độc giả sẽ nhớ blog của bạn.


2. Đừng viết về phần mềm miễn phí. Hầu hết mọi người đều muốn tìm cho máy tính của họ những phần mềm xịn. Nếu muốn giới thiệu về phần mềm miễn phí thì phải giới thiệu phần mềm riêng biệt, tốt và là duy nhất.



3. Bạn đừng viết về một chính kiến nào đó vì xu thế là mọi người luôn mong thắng trong mọi điều. Nếu chính kiến của bạn không đầy đủ, mọi người close mà không phải suy nghĩ thêm.


4. Mọi người thường có xu hướng tìm đọc những thứ mà họ quan tâm nên việc tạo ra một chuyên mục miễn phí nào đó là không khả thi. Bạn chỉ tốn công mà không mang lại điều mà độc giả ưa thích.


5. Làm sao để độc giả của bạn tốn ít thời gian khi đọc bài viết nào đó. Vì thế bài viết không nên quá dài và quá nhiều thông tin không cần thiết.


6. Blog của bạn không có chỗ nào để độc giả có thể đưa ra nhận xét của họ về một chủ đề mà họ quan tâm. Phải làm cho độc giả càng gần người viết càng tốt. Một khung chát trên blog cũng là một cách hay...


7. Đừng viết về những chương trình hội viên miễn phí. Đều cơ bản mà ai cũng cần là tiền để chi tiêu cho những nhu cầu sống, vì thế nếu tham gia mà không sinh lợi ở một góc độ nào đó thì đừng nên quảng bá. Khi bạn giới thiệu về cách kiếm tiền trên blog thì mọi chuyện lại khác.


8. Đừng viết những tiện ích online. Nếu những tiện ích này có vấn đề thì blog của bạn cũng gặp vấn đề tương tự và độc giả sẽ nghi ngờ về thông tin mà bạn xuất bản. Những tiện ích miễn phí như email, tìm kiếm và blog thì bạn nên tập trung.


9. Đừng viết về những thông tin hiện tại. Bài viết trên blog của bạn phải có những câu chuyện mới. Mọi người muốn đọc những điều mới mẻ mà họ thích. Vì thế họ cũng thích ghé thăm blog của bạn thường xuyên hơn.


10. Và điều cuối cùng, đừng nên chào hàng những sản phẩm hay dịch vụ nào đó. Đều mà bạn nên làm theo phương pháp này là kinh nghiệm của bạn với những sản phẩm hoặc dịch vụ này. Những người có quan điểm tương đồng sẽ chấp nhận blog của bạn.

Web Analytics là gì?

Người viết Admin | 11:23 AM | , | 1 Nhận xét »

Web analytics là quá trình thu thập, phân tích và lập báo cáo về việc truy cập website của các độc giả. Thông tin thu thập được sẽ giúp cho những người quản lý website có những thông tin quan trọng, giúp việc quản lý website hiệu quả hơn. Một trong những khía cạnh quạn trọng để chạy website là theo dõi sự hoạt động của nó. Vệc theo dõi website sẽ cho biết sự hoạt động của nó và làm thế nào để cải thiện năng lực hoạt động.

Các thông tin trong quá trình phân tích website bao gồm: Tổng số người truy cập; Tổng số PageViews; Tổng số thời gian mà độc giả lưu lại trên website; Số phần trăm độc giả mới; Ngoài ra việc phân tích website còn cho phép người quản trị nắm được những thông tin như: độc giả truy cập ở đâu, sử dụng trình duyệt gì, hệ điều hành như thế nào...

Thông tin quan trọng nhất mà web analytics cung cấp là: Traffic Sources - thông tin này chia làm 3 thành phần: Direct Traffic (số phần trăm độc giả truy cập trực tiếp bằng cách gõ địa chỉ website vào trình duyệt) - Reffering Traffic (số phần trăm độc giả đến với website thông qua những nguồn tin hoặc website khác) - Search Traffic (số phần trăm độc giả đến với website từ những công cụ tìm kiếm)

Web Analytics có thể giúp ích những lĩnh vực nào?

Phương pháp Web Analytics có thể áp dụng hiệu quả để tối ưu hóa họat động của bốn loại Web Site. Hầu hết các Web site thuộc một hoặc nhiều hơn trong các lọai này. Sau đây là mô tả từng lọai.

Web Site thương mại (Commerce): Mục tiêu chính là để khách mua hàng triực tuyến. Ví dụ Amazon, Best Buy và proflowers.com. Web analytics có thể tập trung vào mục đích của Web Site là bán hàng trực tuyến và sẽ liên kết dữ liệu clickstream với các việc bán hàng trực tuyến để lập các báo cáo chi tiết ở mức kinh doanh.

Tạo nhân mối (Lead Generation): Theo mô hình này, mục đích của Web site để các các visitor cung cấp contact information nhờ vào đó họ có thể liên hệ với lực lượng bán hàng của công ty. Ví dụ việc bán hàng/dịch vụ đặc biệt của New York Life, Sun Microsystems và Northwestern Mutual. Trường hợp này, Web analytics cần tập trung vào việc thu được nhân mối (lead capture) hoặc các thông tin từ các form giúp cho các nhà tiếp thị tìm hiểu cách mà họ có thể gia tăng số lượng nhân mối.

Nội dung (Content): Web site thiên về nội dung giải quyết mô hình quảng cáo. Ví dụ ESPN.com, abcnews.com và foxsports.com. Mục đích là làm cho các các visitor quay trở lại. Nội dung phải được làm mới với nhịp độ thích hợp để Web Site hoạt động thành công.

Hỗ trợ/Tự phục vụ (Support/Self Service): Mô hình hỗ trợ hoặc tự phục vụ nhằm cung cấp cho khách hàng khả năng tìm thấy các câu trả lời mà họ đang cần về sản phẩm. Mô hình này liên quan đến tiết kiệm chi phí liên quan đến việc chuyển hướng từ các call center. Để một Web site thu lợi từ áp dụng phương pháp Web analytics, nó cần phải mang tính chất của một hoặc nhiều lọai Web site kể trên.

Một số công cụ phân tích website miễn phí

StatCounter - Is the most widely used free analytics service today. In my own opinion that is. I even use it in my own blog. (link above) It provides detailed statistics on your most recent 500 page loads. The dashboard is easy to understand which includes charts and graphs.

The down-side is its 500 page load limitation. It makes it very difficult to see any kind of aggregate data at the detail level like how many visitors did you from Google search last month and more. Outbound links or file downloads are also not recorded here. There is an option for you to upgrade and extend the log quota. It starts at $9 a month which I think is not for everyone.

Google Analytics - Free stats system offered by the ever popular Google Inc. which provides highly very detailed information on your visitors. There are also features that you can’t find with other stat programs. To name a few are the views of average time on site and pages per visit by referrer or keyword.

PMetrics - Performancing re-launched their stats system back April of last year. I just signed-up on this one and is still trying to get a feel of it. PMetrics utilizes the GetClicky platform.

It includes all the basics and the other stat system has to offer. You can even set it up to track your Feedburner stats without leaving PMetrics. PMetrics has a page that compares their program to StatCounter and Google Analytics. That chart really impressed me and made me sign-up.

SiteMeter - Is a pretty decent stat recorder. It’s scope is similar to StatCounter but be careful as they have reportedly made a deal with a company that will leave cookies all over your visitors’ computers. This can cause your site to load more slowly.

103Bees - This stat system is highly focused on natural search engine traffic analytics. If you’re are an SEO fanatics where you are more interested in where you’re falling in the search engines for which keywords, I would suggest you give this a try. You can see how many hits you got from keywords where you ranked 1-10, 11-20, etc. and get a good view of long-tailed (SEO term) search terms.

CrazyEgg - Good for users who are keeping track of their outbound links.

Feedburner - Good for Blog Analysic








Click Here


CMS là gì?

Người viết Admin | 9:51 AM | | 0 Nhận xét »


CMS được viết tắt từ cụm từ Content Management System (CMS) - là hệ thống quản trị nội dung của một website. Những thông tin bạn đang đọc trên trang này là một phần của quá trình quản trị nội dung ấy - thông tin đã được xuất bản và phân phối đến độc giả. Trước quá trình này người quản trị website cần phải biên tập nội dung thông tin, chỉnh lý...phê chuẩn hoặc làm bất cứ động tác nào có liên quan đến việc xuất bản thông tin.

Một CMS có thể được tùy biến về quy trình xuất bản thông tin, thay đổi cách hiển thị. Diện mạo của một website tùy thuộc rất nhiều vào cách mà quản trị website tùy biến CMS.

Nội dung của CMS bao gồm nhiều thành phần, có thể là text, ảnh, nhạc hoặc tệp đính kèm. Ý tưởng làm thành nội dung của CMS là tích hợp những thành phần này với nhau thành một web content hoàn thiện.

Ban đầu CMS chỉ là những chức năng cơ bản cho phép người dùng viết bài và đưa nội dung lên web, sau đó nhu cầu nhiều người cùng viết web content trên một website. Ví dụ: Wikimedia...Vấn đề phát sinh là ai sẽ kiểm soát những nội dung mà người khác viết. Lúc này CMS lại thêm một chức năng mới gọi là: "Workflow process - Quy trình xuất bản thông tin".

Workflow trong CMS cho phép người quản trị hệ thống tùy biến quy trình biên tập và xuất bản thông tin. Cho phép người tham gia viết bài, một số người khác có quyền phê duyệt bài viết và chỉnh sửa nội dung nếu thấy cần thiết.

CMS - Workflow process = Khởi tạo nội dung -> Quá trình biên tập và xử lý nội dung -> Xuất bản nội dung đã biên tập lên website.

Tham khảo thêm : Tổng quan về công nghệ CMS

Bạn có một chiếc USB? Cho dù bạn chỉ thỉnh thoảng sử dụng nó để sao chép tài liệu giữa các máy thì chắc rằng không dưới một lần chiếc USB của bạn đã nhiễm phải virus.

Có lẽ cũng không phải nói nhiều về những phiền toái mà bạn gặp với với những con virus đáng ghét này. Tuy nhiên bạn hoàn toàn có thể hạn chế những vị khách không mời này xâm nhập vào chiếc USB của bạn.
Virus lây qua USB đã trở nên quá phổ biến hiện nay tại Việt Nam, nhất là khi chiếc ổ di động USB đã trở thành vật bất ly thân của đại đa số học sinh, sinh viên, nhân viên văn phòng.. Những con virus này tự động xâm nhập khi bạn cắm USB của bạn vào một máy tính đã bị nhiễm virus.

Và mỗi khi bạn USB này được đưa vào một máy tính khác, virus lợi dung thói quen sơ hở của bạn mỗi khi click đúp vào biểu tượng ổ đĩa USB trong My Computer để xâm nhập. Tại đây chúng tiếp tục nhân bản và phát tán chính mình bằng nhiều đường. Và đương nhiên nạn nhân tiếp theo sẽ là những chiếc USB khác cắm vào máy.

Tại sao virus có thể lây nhiễm qua USB? Là bởi vì virus sao chép chính nó lên USB, và tạo một file Autorun.inf để kích hoạt tính năng Autoplay của ổ đĩa. Mỗi khi bạn click vào để mở USB thì bạn sẽ vô tình chạy chính con virus này. Thêm nữa, chúng khôn khéo đặt thuộc tính ẩn cho chính mình để tránh bị phát hiện.

Làm thế nào để có thể phát hiện ra được USB có virus hay không? Nếu như bình thường bạn mở USB bằng cách click chuột trái vào biểu tượng USB ở My Computer thì hãy thay đổi thói quen đó. Hãy thử click chuột phải vào biểu tượng ổ USB, nếu như bạn thấy có dòng Autoplay được tô đậm ở vị trí trên cùng, có nghĩa là 90% USB đó đã bị nhiễm virus. Bởi vì bình thường thì dòng chữ tô đậm ấy phải là Open hoặc Explorer thay vì Autoplay.

Điều này còn có thể áp dụng với các ổ đĩa cứng, một vài con virus sau khi lây vào máy còn lây vào Autoplay của các ổ cứng. Quá trình lây vào ổ cứng khiến cho virus vẫn có thể được kích hoạt mà không cần phải sao chép vào Start Up, một nơi vẫn thường xuyên được kiểm tra. Tuy nhiên, các virus USB thường tự đặt nó trong trạng thái ẩn, chính vì vậy tốt nhất bạn nên thường xuyên đặt chế độ xem các file ẩn bằng cách vào My Computer -> Tools -> Folder Options.. -> View -> Chọn Show hidden files and folders và bỏ Hide protected system files.

Tự bảo vệ mình như thế chưa đủ. Tốt nhất hãy bảo vệ USB của mình khỏi bị nhiễm virus. Bạn hoàn toàn có thể tự làm được ngay cả khi bạn không phải là một người am hiểu về máy tính.

Thật vậy, nếu như virus lây vào USB của bạn và tìm cách lừa bạn chạy nó qua tính năng Autoplay của USB thì tại sao bạn lại không thử lừa lại nó. Để ý rằng virus USB nào cũng tạo file autorun.inf, vậy thì bạn hãy tạo sẵn file autorun.inf trong USB của mình. Chắc chắn rằng chỉ với bước này bạn đã “qua mặt” được kha khá virus USB rồi.

Nhưng xem ra như thế vẫn chưa đủ, bạn cần phải cấm các con virus thông minh hơn ghi đè file này. Điều này bạn cũng hoàn toàn có thể làm được dễ dàng với USB nếu như bạn chuyển hệ thống file của USB sang NTFS và đặt quyền cấm ghi đè cho file autorun.inf.

Tất nhiên việc chuyển hệ thống files sang NTFS thì USB của bạn sẽ không thể dùng được trên Windows 98/ME, nhưng chắc rằng Windows 98/ME thì cũng không tự động nhận được USB của bạn, hơn nữa Windows 98/ME hiện nay cũng hơi hiếm thấy.

Khi bạn đã sẵn sàng, hãy bắt đầu bảo vệ USB của bạn qua những thao tác đơn giản với Windows XP qua 5 bước sau:

Bước 1: Xác định tên ổ đĩa USB của bạn là gì bằng cách click vào My Computer và xác định ổ USB. Ví dụ như USB của bạn là ổ E: và nhãn là STORAGE
Bước 2: Chuyển đổi hệ thống files sang NTFS bằng cách Click vào Start -> Run, sau đó gõ convert : /FS:NTFS. Ví dụ bạn sẽ phải gõ convert E: /FS:NTFS . Lưu ý, nếu ổ USB của bạn có chức năng ghi âm và nghe nhạc MP3 thì nên bỏ qua bước này. Nếu không, có thể phần mềm chơi nhạc của bạn sẽ không thể chạy các file MP3 được.
Bước 3: Tạo một file autorun.inf với nội dung bất kì, thậm chí để trống cũng được và copy vào thư mục gốc của ổ đĩa USB của bạn.
Bước 4: Click chuột phải vào file autorun.inf bạn vừa tạo và chọn thuộc tính cho file này là read-only, bạn cũng có thể chọn thêm hidden.
Bước 5: Cấm mọi quyền truy xuất vào file autorun.inf bạn vừa tạo bằng cách Click vào Start -> Run, sau đó gõ cacls \autorun.inf /D Everyone. Ví dụ như bạn sẽ gõ cacls E:\autorun.inf /D Everyone

Tất nhiên là không thể nói là an toàn với tất cả các loại virus USB, nhưng phương pháp này cũng phần nào giúp cho USB của bạn an toàn trước đại đa số chuyên lây qua USB hiện nay. Và hơn hết, hãy cài lên máy của mình một chương trình diệt virus đáng tin cậy, đặc biệt nên có tính năng tự động cập nhật thường xuyên. Chúc bạn thành công.

Kiếm tiền với Yuwie
Nguồn: VietnamNet

Được xem là một cuộc cách mạng trên thế giới mạng, thế hệ web mới có những thay đổi quan trọng không chỉ ở nền tảng công nghệ mà còn cả ở cách thức sử dụng - hình thành nên môi trường cộng đồng, ở đó mọi người cùng tham gia đóng góp cho xã hội "ảo" chứ không chỉ "duyệt và xem".
Web 2.0 là gì? Làm sao phân biệt đâu là Web 1.0 đâu là Web 2.0? Thuật ngữ "Web 2.0" đang trở nên thịnh hành và có phần được lăng xê quá mức. Thực chất, Web 2.0 có nghĩa là sử dụng web đúng với bản chất và khả năng của nó!

Mục tiêu đầu tiên của những người tiên phong xây dựng Internet là nhằm kết nối các nhà nghiên cứu và các máy tính của họ với nhau để có thể chia sẻ thông tin hiệu quả. Khi bổ sung World Wide Web (năm 1990), Tim Berners-Lee cũng nhằm mục tiêu tạo phương tiện cho phép người dùng tự do đưa thông tin lên Internet và dễ dàng chia sẻ với mọi người (trình duyệt web đầu tiên do Berners-Lee viết bao gồm cả công cụ soạn thảo trang web). Tuy nhiên, sau đó web đã phát triển theo hướng hơi khác mục tiêu ban đầu.

Tuy có một số ngoại lệ nhưng thế giới Web 1.0 (thế hệ web trước Web 2.0) chủ yếu gồm các website "đóng" của các hãng thông tấn hay các công ty nhằm mục đích tiếp cận độc giả hay khách hàng hiệu quả hơn. Nó là phương tiện phát tin hơn là phương tiện chia sẻ thông tin. Chỉ đến gần đây, với sự xuất hiện của nhiều kỹ thuật mới như blog (hay weblog), wiki... web mới trở nên có tính cộng đồng (và cộng tác) hơn và trở nên gần hơn với sự kỳ vọng và khả năng thực sự của nó.

KHÁI NIỆM
Khái niệm Web 2.0 đầu tiên được Dale Dougherty, phó chủ tịch của OReilly Media, đưa ra tại hội thảo Web 2.0 lần thứ nhất do OReilly Media và MediaLive International tổ chức vào tháng 10/2004. Dougherty không đưa ra định nghĩa mà chỉ dùng các ví dụ so sánh phân biệt Web 1.0 và Web 2.0: "DoubleClick là Web 1.0; Google AdSense là Web 2.0. Ofoto là Web 1.0; Flickr là Web 2.0. Britannica Online là Web 1.0; Wikipedia là Web 2.0. v.v...". Sau đó Tim OReilly, chủ tịch kiêm giám đốc điều hành OReilly Media, đã đúc kết lại 7 đặc tính của Web 2.0:

1. Web có vai trò nền tảng, có thể chạy mọi ứng dụng
2. Tập hợp trí tuệ cộng đồng
3. Dữ liệu có vai trò then chốt
5. Phần mềm được cung cấp ở dạng dịch vụ web và được cập nhật không ngừng
4. Phát triển ứng dụng dễ dàng và nhanh chóng
6. Phần mềm có thể chạy trên nhiều thiết bị
7. Giao diện ứng dụng phong phú

Thoạt đầu, Web 2.0 được chú trọng tới yếu tố công nghệ, nhấn mạnh tới vai trò nền tảng ứng dụng. Nhưng đến hội thảo Web 2.0 lần 2 tổ chức vào tháng 10/2005, Web 2.0 được nhấn mạnh đến tính chất sâu xa hơn - yếu tố cộng đồng.

CÔNG NGHỆ
Thực tế, ứng dụng trên web là thành phần rất quan trọng của Web 2.0. Hàng loạt công nghệ mới được phát triển nhằm làm cho ứng dụng trên web "mạnh" hơn, nhanh hơn và dễ sử dụng hơn, được xem là nền tảng của Web 2.0.

Kiến trúc công nghệ của Web 2.0 hiện vẫn đang phát triển nhưng cơ bản bao gồm: phần mềm máy chủ, cơ chế cung cấp nội dung, giao thức truyền thông, trình duyệt và ứng dụng.

Cung cấp nội dung
Bước phát triển đầu tiên và quan trọng nhất hướng đến Web 2.0 đó là cơ chế cung cấp nội dung, sử dụng các giao thức chuẩn hoá để cho phép người dùng sử dụng thông tin theo cách của mình (nghĩa là có khả năng tùy biến thông tin). Có nhiều giao thức được phát triển để cung cấp nội dung như RSS, RDF và Atom, tất cả đều dựa trên XML. Ngoài ra còn có các giao thức đặc biệt như FOAF và XFN dùng để mở rộng tính năng của website hay cho phép người dùng tương tác.

Dịch vụ web
Các giao thức truyền thông 2 chiều là một trong những thành phần then chốt của kiến trúc Web 2.0. Có hai loại giao thức chính là REST và SOAP. REST (Representation State Transfer) là dạng yêu cầu dịch vụ web mà máy khách truyền đi trạng thái của tất cả giao dịch; còn SOAP (Simple Object Access Protocol) thì phụ thuộc máy chủ trong việc duy trì thông tin trạng thái. Với cả hai loại, dịch vụ web đều được gọi qua API. Ngôn ngữ chung của dịch vụ web là XML, nhưng có thể có ngoại lệ.

Một ví dụ điển hình của giao thức truyền thông thế hệ mới là Object Properties Broadcasting Protocol do Chris Dockree phát triển. Giao thức này cho phép các đối tượng ảo (tồn tại trên web) tự biết chúng "là gì và có thể làm gì”, nhờ vậy có thể tự liên lạc với nhau khi cần.

Phần mềm máy chủ
Web 2.0 được xây dựng trên kiến trúc web thế hệ trước nhưng chú trọng hơn đến phần mềm làm việc ở "hậu trường". Cơ chế cung cấp nội dung chỉ khác phương thức cấp phát nội dung động (của Web 1.0) về danh nghĩa, tuy nhiên dịch vụ web yêu cầu tiến trình làm việc và dữ liệu chặt chẽ hơn.

Các giải pháp phát triển theo hướng Web 2.0 hiện nay có thể phân làm 2 loại: hoặc xây dựng hầu hết tính năng trên một nền tảng máy chủ duy nhất; hoặc xây dựng ứng dụng "gắn thêm" cho máy chủ web, có sử dụng giao tiếp API.

CỘNG ĐỒNG
Công nghệ chỉ là "bề nổi" của Web 2.0, chính cộng đồng người dùng mới là yếu tố nền tảng tạo nên thế hệ web mới. Việc chuyển từ "duyệt và xem" sang "tham gia" là cuộc cách mạng thực sự, dĩ nhiên nhờ có sự phát triển công nghệ giúp hiện thực khả năng này nhưng ở đây muốn nhấn mạnh đến hành vi của người dùng đối với web.

Hiện trạng phổ biến của các website thế hệ 1.0 đó là chứa nhiều thứ phiền toái và làm việc chậm chạp, dường như luôn muốn gửi đến người dùng thông điệp: đây là website của chúng tôi chứ không phải của bạn. Căn nguyên của vấn đề có thể là do chủ sở hữu các website cảm thấy họ "cho không" cái gì đó. Đôi khi chủ sở hữu website cho rằng càng làm khó người dùng thì họ càng được lợi! Điển hình như một số site cho bạn đọc đoạn đầu của bài viết rồi yêu cầu bạn phải đăng ký (có phí hay không) để đọc nốt phần còn lại.

Dĩ nhiên, với sự phổ biến của các phần mềm máy chủ, trong đó có cả phần mềm miễn phí như Apache thì người dùng có thể đưa lên web bất kỳ thông tin gì. Tuy nhiên có nhiều yếu tố cản trở: kỹ năng tạo website, hạn chế của nhà cung cấp dịch vụ Internet, việc bảo mật và kiểm duyệt...

Về cơ bản, Web 2.0 trao quyền nhiều hơn cho người dùng và tạo nên môi trường liên kết chặt chẽ các cá nhân với nhau. Giờ đây có nhiều ví dụ cho thấy cộng đồng người dùng có thể đóng góp thông tin giá trị khi họ có phương tiện thích hợp. Wikipedia có lẽ là ví dụ nổi tiếng nhất. Tuy có nhiều học giả không đánh giá cao Wikipedia, nhưng họ quên một điều quan trọng: nó đủ tốt, miễn phí và nhiều người có thể đọc. Ngoài ra còn có những ví dụ khác như các site Reddit và Digg để cho người dùng quyết định thông tin gì là quan trọng, hay del.icio.us cho phép mọi người chia sẻ những địa chỉ web hay.

Web 2.0 cho phép mọi người có thể đưa lên mạng bất cứ thông tin gì. Với số lượng người tham gia rất lớn, đến mức độ nào đó, qua quá trình sàng lọc, thông tin sẽ trở nên vô cùng giá trị. Ở đây có sự tương đồng với thuyết chọn lọc tự nhiên.

KẾT LUẬN
Thật sự, Web 2.0 không phải là cái gì đó hoàn toàn mới mà là sự phát triển từ web hiện tại. Nó vẫn là web như chúng ta dùng lâu nay, chỉ có điều giờ đây chúng ta làm việc với web theo cách khác. Các website không còn là những "ốc đảo" mà trở thành những nguồn thông tin và chức năng, hình thành nên môi trường điện toán phục vụ các ứng dụng web và người dùng.

Không phải là viễn cảnh, Web 2.0 đã hiện hữu quanh chúng ta với hàng loạt website thế hệ mới. Xu hướng chuyển đổi sang Web 2.0 đang diễn ra mạnh mẽ và là xu thế tất yếu.

Nguồn: PC World

Blog hoặc website của bạn một ngày có bao nhiêu % visitor từ các công cụ tìm kiếm như: Google, Yahoo, Technorati...? Ngoài cách comment trên các blog hoặc website khác, bạn còn cách nào để kiếm được thật nhiều traffic? Bài viết này sẽ cho bạn vài tham số để những cổ máy tìm kiếm xem blog của bạn như một người bạn thật thân thiện; thường xuyên ghé thăm và thường xuyên xuất hiện.

Blog của bạn có thẻ Meta - Meta Tags? Hầu hết những công cụ tìm kiếm đánh index thông tin trên blog của bạn thông qua các Meta Tags này. Do đó việc chọn những nội dung thích hợp và độ dài vừa đủ cho các Meta Tags cũng là việc cực kỳ quan trọng trong quá trình phát triển blog của bạn.

Meta Tags thường có ba thành phần: title, description và keywords. Mỗi thành phần này đều có độ dài và nội dung khác nhau. Được quy định như sau:

Title: không được quá 80 ký tự (characters)

Description: Không vượt quá 255 ký tự (characters)

Keywords: 5 cụm từ và không vượt quá 56 ký tự (characters)

Ngoài ra, các công cụ tìm kiếm cũng khuyến cáo rằng các robot của họ sẽ gặp phải vấn đề nếu đọc một HTML có quá nhiều URLS. Khuyến cáo là mỗi trang HTML nên dưới 100 URLS.

Sau khi xem xét những thông tin trên và hiệu chỉnh cho phù hợp, đừng quên dùng công cụ Meta Tag Analyzer để kiểm tra lại nhé...

Meta Tags là gì?

Người viết Admin | 4:05 AM | | 1 Nhận xét »

Meta Tags: là các thẻ Meta được sử dụng ở phần Header của Html nhằm tăng khả năng tìm kiếm các từ khoá của các công cụ tìm kiếm. Có ba loại thẻ Meta chính là thẻ Meta Title, Meta Description và thẻ Meta Keywords.

Thẻ Meta Title: Dùng để mô tả nội dung của trang HTML của bạn, phần này thường là tiêu đề cho bài viết của bạn; Title cho bài viết khác với Title cho website...

Thẻ Meta Description: dùng để mô tả nội dung Website của bạn. Các công cụ tìm kiếm sẽ dùng nội dung này để mô tả ngắn gọn nội dung trang Web khi thể hiện kết quả cho người dùng. Thẻ Meta Description nên bao gồm nhiều từ khoá được tổ chức trong một câu có ý nghĩa, như đặt các cụm từ khoá (keyword phrases) ở đầu Description để đạt được thứ hạng cao nhất có thể hay cố gắng giữ Description trong khoảng 255 ký tự.

Thẻ Meta Keywords: dùng để cung cấp thêm thông tin cho các công cụ tìm kiếm về nội dung Website của bạn. Bạn nên kèm theo nhiều cụm từ hay cụm từ ngăn cách bằng dấu phẩy trong thẻ Meta Keywords.

Dưới đây là ví dụ về thẻ Meta trong phần Header của một Blog:

&lt=< ; &gt=>
<head>
<title>Mô tả tiêu đề Blog của bạn </title>
<meta name="description" content="Mô tả Blog của bạn vào đây">
<meta name="keyword" content="Thủ thuật Blog, Thủ thuật Windows, Kiếm tiền Online, Free Tempaltes, Giải trí">
</head>

Có những màn ảo thuật, xem xong rồi bạn quên luôn; nhưng có những màn bạn cứ muốn xem đi xem lại mãi. Theo bạn nghĩ, người phụ nữ này mặc trên người bao nhiêu bộ trang phục?
Mình đoán là 1:)

Điều gì sẽ xảy ra nếu một lúc nào đó bạn quên mật khẩu Admin? điều gì sẽ xảy ra nếu bạn muốn sử dụng quyền admin nhưng không được cấp quyền? Bạn có muốn đăng nhập ở quyền admin và sử dụng toàn bộ chức năng của hệ thống? Bài viết này như một cây súng:) Nếu sử dụng nó với mục đích tốt thì thật hữu dụng, nếu sử dụng với mục đích xấu thì ... cũng bó tay luôn.

Hiện nay, trên thị trường nhiều phần mềm đã cho phép bạn dễ dàng hack password một cách đơn giản, chỉ cần đưa đĩa khởi động vào CD-ROM và khởi động máy. Sau đó làm theo hướng dẫn và .... password đã được thay đổi...


Tuy nhiên, đâu phải lúc nào bạn cũng mang theo cái phần mềm này bên mình, trong những trường hợp như thế bạn nên sử dụng 2 câu lệnh sau của mình:
Đầu tiên chọn Run trên Start,

Gõ lệnh CMD (lệnh này hiển thị màn hình đen thui - không tính nhé)

Tiếp theo, từ dấu nhắc con trỏ bạn gõ: net user và nhấn Enter - Chờ cho lệnh chạy và báo thành công

Tiếp nữa, bạn gõ lệnh net user administrator và nhấn tổ hợp phím space + shift + *. Nhấn Enter thêm một lần nữa...

Lúc này, màn hình đen sẽ đòi bạn nhập password mới của user administrator. Sau khi bạn nhập 2 lần mật khẩu mới. Màn hình đen sẽ hiển thị thông báo thành công...
Và bạn có thể đăng nhập vào máy tính với người dùng là administrator.

Bạn thấy cách này thế nào? ok không?

P/s: hạn chế của 2 câu lệnh này so với phần mềm là: nếu bạn không vào được hệ thống dưới một user nào đó thì bạn không thế gõ lệnh được. Khuyến cáo là nên dùng user Guest.

Tối ưu blog của bạn

Người viết Admin | 9:40 AM | | 0 Nhận xét »

Hôm nay, mạng chậm quá. Chắc nhà cung cấp dịch vụ bị sự cố gì rồi...Bật IE và gõ vào http://www.vietnamrss.com/ và chờ... Sau một thời gian viết blog - với một vài kinh nghiệm về blog. Hôm nay mới nhận ra mình vẫn chưa tối ưu blog của mình. Câu hỏi đặt ra lớn nhất với mình bây giờ là: Blog của mình tốc độ như thế đã ổn?

Một blog bắt đầu với 10 cách để thành công vẫn chưa đủ, điều quan trọng thật sự vẫn là: tốc độ load của blog đã nhanh chưa hay vì chờ đợi mà độc giả của bạn không ngần ngại nhấn dấu x ở góc phải màn hình.:-(

Và kết quả sẽ có ngay sau đây - Phân tích và khuyến cáo

Tổng số HTML - TOTAL_HTML:
Cái này mình khỏi lo vì nếu bạn chọn nhà cung cấp là blogger.com thì tổng số file html (bao gồm cả trang chủ) đều là 1. Số này càng nhỏ thì yêu cầu từ http càng nhỏ - điều này cũng là một chìa khóa cho việc tối ưu hóa blog của bạn.

Tổng số OBJECTS - TOTAL_OBJECTS:
Mỗi thứ như: HTML, IMG, SCRIPT, CSS được xem như là OBJECT trên blog của bạn. Số này càng lớn thì tốt độ load blog của bạn càng chậm. Trước khi test, blog của mình có 100 OBJECTS - giờ chỉ còn lại khoảng 66 như công cụ test vẫn Warning! Không có con số cụ thể bao nhiêu là tốt nhưng mình vẫn khuyến cáo là càng ít càng tốt. Replace graphic rollovers with CSS rollovers to speed display and minimize HTTP requests.

Tổng số IMAGES - TOTAL_IMAGES:
Là một phần của OBJECT và đánh giá cũng tương tự như OBJECT. Số ảnh càng nhiều và SIZE càng lớn thì tốc độ load blog càng chậm. Những ảnh nào không cần thiết trên blog của bạn thì hãy cất đi nhé. Hoặc nếu bạn xịn về CSS thì có thể dùng CSS để hiển thị ảnh. Dùng CSS để hiển thị ảnh thì HTTP requests sẽ càng ít đi. Và đây cũng là key thứ 2.

Tổng số CSS - TOTAL_CSS:
Một blog nên có 1 file CSS để tăng tốc độ load, những file CSS khác nên nhúng vào file CSS chính này.

Tổng số SIZE - TOTAL_SIZE:
Mỗi trang khi load nên ít hơn 30K - ôi đây là con số tuyệt vời mà chẳng bao giờ mình có được. :-P

Tổng số SCRIPT - TOTAL_SCRIPT:
Những quảng cáo là những nơi chứa nhiều SCRIPT hơn cả; tương tự như CSS...mỗi blog nên có 1 file SCRIPT và những file khác nên nhúng vào file chính này.

Một số các phân tích khác

HTML_SIZE - Which is above 20K but below 100K. With a 10K ad and a logo this means that your page will load in over 8.6 seconds. Consider optimizing your HTML and eliminating unnecessary features. To give your users feedback, consider layering your page or using positioning to display useful content within the first two seconds.
IMAGES_SIZE - Which is over 30K. Consider optimizing your images for size, combining them, and replacing graphic rollovers with CSS.
SCRIPT_SIZE - Which is over 8K. Consider optimizing your scripts for size, combining them, and using compression where appropriate for any scripts placed in the HEAD of your documents.
CSS_SIZE - Which is above 4080 bytes and less than 8K. For external files, try to keep them less than 1160 bytes to fit within one higher-speed TCP-IP packet (or an approximate multiple thereof). Consider optimizing your CSS and eliminating features to reduce this to a more reasonable size.
MULTIM_SIZE - Which is less than 4K.

Vậy còn chần chờ gì nữa, hãy xem thử blog hoặc website của bạn đã tối ưu chưa? Bằng cách nhập URL của bạn vào một trong các TEST FREE sau:

Bạn có bí quyết nào không? Talk with me please...

CNet vừa tiến hành xếp loại 10 phần mềm chống spyware và adware được ưa thích nhất. Các tiêu chí dựa vào tính hiệu quả, gọn nhẹ, và số lượng người dùng. Sau đây là danh sách. Điểm số tính trên thang 10.

1. Lavasoft Ad-aware (7,6 điểm)

Nhanh chóng phát hiện các phần mềm gián điệp, khá mạnh trong việc truy quét và kiểm soát PC. Giao diện cũng rất khoáng đạt, dễ dùng. Tuy nhiên, chưa có chức năng hỗ trợ quét mail và mail client. Phiên bản trực tuyến rất hạn chế. Download tại đây: http://vietbao.vn/vn/trang-ngoai/http://reviews-zdnet.com.com/Ad-Aware-SE-Personal-Edition/3000-8022_4-10399602.html"e;tag=more/vivavietnam.net/

2. ZoneAlarm Anti-Spyware (7.4 điểm)

Tốc độ quét rất nhanh. Tuy nhiên số lượng spyware và adware nhận biết lại ít hơn các phần mềm khác. Giá thành khá đắt và chế độ hỗ trợ kém. Giao diện hơi khó chịu đối với nhiều người và người dùng thường bị làm phiền vì số lượng hộp thoại giao tiếp “hơi nhiều”. Giá : 24 USD. Download tại đây: http://vietbao.vn/vn/trang-ngoai/http://reviews-zdnet.com.com/ZoneAlarm-Anti-Spyware/3000-8022_4-10449914.html"e;tag=more/vivavietnam.net/

3. Tenebril SpyCatcher (7.2 điểm)

Chương trình hơi cồng kềnh, bảo vệ máy tính bạn không chỉ có spyware, adware mà còn cả về phishing, giao diện dễ sử dụng. Tuy nhiên, các thông tin liên quan đến các mối nguy hiểm thì rất ít. Những người có chút ít kiến thức sẽ không thích chương trình này. Download tại đây: http://vietbao.vn/vn/trang-ngoai/http://reviews-zdnet.com.com/SpyCatcher-Express-2006/3000-8022_4-10438910.html"e;tag=more/vivavietnam.net/

4. Webroot Spy Sweeper (7.1 điểm)

Chương trình khá chu đáo trong việc truy diệt spyware và adware, ngăn chặn tất cả các nguyên nhân có thể dẫn tới tái lây nhiễm, ngay cả trong schedule. Bù lại, chương trình này không có phiên bản miễn phí. Download tại đây: http://vietbao.vn/vn/trang-ngoai/http://reviews-zdnet.com.com/Webroot-Spy-Sweeper/3000-8022_4-10405877.html"e;tag=more/vivavietnam.net/

5. PC Tools Spyware Doctor (7.1 điểm)

Tin cậy, tốc độ quét nhanh, bảo vệ thường trực. Tuy nhiên giá đắt, khoảng 29 USD. Download tại đây: http://vietbao.vn/vn/trang-ngoai/http://reviews-zdnet.com.com/Spyware-Doctor/3000-8022_4-10377263.html"e;tag=more/vivavietnam.net/

6. McAfee AntiSpyware (6.7 điểm)

Đây là chương trình phải nói là “cuồng nhiệt” nhất trong việc truy diệt spyware và adware. Hỗ trợ luôn việc cảnh báo phishing. Giao diện dễ sử dụng. Tuy nhiên, nhưng người có ít kinh nghiệm dùng máy thì sẽ thấy hơi khó chịu với cách làm việc của chương trình này. Giá cả cũng không dễ chịu. Thường xuyên yêu cầu bạn nâng cấp có tính phí các module bảo mật liên quan. Download tại đây: http://vietbao.vn/vn/trang-ngoai/http://reviews-zdnet.com.com/McAfee-AntiSpyware/3000-8022_4-10447535.html"e;tag=more/vivavietnam.net/

7. Spybot Search and Destroy (6,7 điểm)

Không mạnh, nhưng miễn phí nên khá phổ biến. Giao diện tương đối dễ chịu. Không hỗ trợ kĩ thuật trực tuyến. Download tại đây: http://vietbao.vn/vn/trang-ngoai/http://reviews-zdnet.com.com/Spybot-Search-Destroy/3000-8022_4-10401314.html"e;tag=more/vivavietnam.net/

8. Microsoft Windows Defender beta 2 (6.5 điểm)

Chương trình chống spy của Microsoft, có thể tự động vo hiệu hóa một số chương trình mà Microsoft không nhận biết. Download tại đây: http://vietbao.vn/vn/trang-ngoai/http://reviews-zdnet.com.com/Microsoft-Windows-Defender/3000-8022_4-10502712.html"e;tag=more/vivavietnam.net/

9. Trend Micro Anti-Spyware (5.9 điểm)

Rất tốt trong việc xóa history, cookies và adware CoolWebSearch. Bảo vệ theo thời gian thực. Khá “nặng” khi chạy. Download tại đây: http://vietbao.vn/vn/trang-ngoai/http://reviews-zdnet.com.com/Trend-Micro-Anti-Spyware/3000-8022_4-10440658.html"e;tag=more/vivavietnam.net/

10. CA eTrust PestPatrol (5.6 điểm)

Khá khanh trong việc quét đĩa và hệ thống để tìm spyware và adware. Bản dùng thử yêu cầu phải có số thẻ tín dụng. So với Lava thì chưa thể bì được. Download tại đây: http://vietbao.vn/vn/trang-ngoai/http://reviews-zdnet.com.com/eTrust-PestPatrol-Anti-Spyware/3000-8022_4-10345714.html"e;tag=more/vivavietnam.net/

TRẦN HUY

Đôi khi bạn ngập chìm trong sự phong phú và phức tạp của các chương trình, từ ứng dụng văn phòng, biên tập ảnh, nghe nhạc đến diệt virus... và không biết công cụ nào là phù hợp.

Danh sách dưới đây là những chương trình và phần mềm đáng chú ý nhất, đã được kiểm tra và so sánh với các phiên bản cùng thể loại khác, với sự tham gia, góp ý của nhiều người sử dụng. Đặc biệt chúng hoạt động an toàn, dung lượng nhỏ, không chứa spyware, adware và hoàn toàn miễn phí (xếp theo thứ tự a,b,c)


1. 7-zip: Lưu trữ và khôi phục file (mã mở)
2. Ad-Aware: Xóa những phần mềm không cần thiết
3. ATnotes: Ghi chú trên desktop (miễn phí)
4. Avast Anti-Virus: Một trong những công cụ quét virus tốt nhất
5. Avant Browser: Trình duyệt web với nhiều tính năng ưu việt (miễn phí)
6.
Audacity: Chương trình chỉnh sửa âm thanh (mã mở)
7. AutoGK: Chuyển từ DVD sang DivX/Xvid (miễn phí)
8. AxCrypt: Phần mềm mã hóa (mã mở)
9. Apache HTTP Server: Máy chủ HTTP (mã mở)
10. BB4Win: Tiện ích thay thế Windows (mã mở)
11. BitComet: BitTorrent client (miễn phí)
12. Blender: Bộ tạo đồ họa 3D (mã mở)
13. Bosskey: Chương trình Virtual Desktop (miễn phí)
14. Cain & Abel: Công cụ bảo mật "tất cả trong một" (miễn phí)
15. CDex: MP3 ripper (mã mở)
16. Celestia: Giả lập không gian 3D thời gian thực (mã mở)
17. CCleaner: Dọn rác trong máy tính (miễn phí)
18. Chaos Manager: Phần mềm tổ chức (miễn phí)
19. Context: Công cụ biên tập văn bản (miễn phí)
20. DIManager: Quản lý icon trên desktop (miễn phí)
21. DVD Shrink: Phần mềm giải mã DVD (miễn phí)
22. Firefox: Trình duyệt web (mã mở)
23. FeedReader: Chương trình hỗ trợ định dạng RSS và ATOM
24. FileZilla: FTP client (mã mở)
25. Froxit PDF Viewer: Hỗ trợ xem PDF nhanh nhất hiện nay (miễn phí)
26. FreeMind: Công cụ mind-mapping (định hướng tri thức) mã mở
27. Google Earth: chương trình về hình ảnh và những thông tin địa lý khác
28. Gaim: Máy khách IM đa giao thức (mã mở)
29. Gizmo: Điện thoại IP (miễn phí)
30. Gmail Drive: Ổ cứng Gmail (miễn phí)
31. HTTtrack: Ứng dụng duyệt web offline (mã mở)
32. Icon Sushi: Chỉnh sửa icon (miễn phí)
33. Inkscape: Chỉnh sửa đồ họa vector (mã mở)
34. Izarc: Tiện ích nén (miễn phí)
35. Java: Nền/ ngôn ngữ lập trình
36. Kerio Personal Firewall: Tường lửa hiệu quả (miễn phí)
37. Media Monkey: Phần mềm nhạc (miễn phí)
38. MWSnap: Tiện ích chụp màn hình (miễn phí)
39. MySQL: Máy chủ cơ sở dữ liệu (mã mở/ kinh doanh)
40. NetHack: Game (mã mở)
41. Notepad++: Biên tập mã nguồn (mã mở)
42. NVU: Biên tập Web (mã mở)
43. OpenOffice: Bộ ứng dụng Office (mã mở)
44. Opera: Trình duyệt vừa đạt 1,6 triệu lượt tải sau 2 ngày miễn phí
45. PDFCreator: Tạo PDF (mã mở)
46. PHP: Ngôn ngữ lập trình
47. Ras Monitor: Điều chỉnh việc sử dụng băng thông
48. RSS Bandit: Tập hợp tin tức (mã mở)
49. Trillian: IM client (miễn phí/kinh doanh)
50. Winamp: Chương trình nghe nhạc (miễn phí)


Ngoài ra còn một số phần mềm đáng chú ý khác như:


Azureus: BitTorrent client (mã mở)
Eclipse: Java IDE (mã mở)
Everest Home Edition: Công cụ chẩn đoán hệ thống (miễn phí)
Keepass: Quản lý mật khẩu dễ sử dụng (mã mở)
PuTTY: Telnet/SSH client (mã mở)
Restoration: Phần mềm không xóa file (miễn phí)
SQLyog: Công cụ quản lý cơ sở dữ liệu (miễn phí/kinh doanh)
SciTE: Biên tập văn bản (mã mở)60. Thunderbird: Mail client (mã mở)
The GIMP: Biên tập đồ họa (miễn phí)

VirtualDub: Ghi và xử lý video (mã mở)
Virtual Dimension: Phần mềm Virtual Desktop (mã mở)
VoIP Buster: Phần mềm điện thoại Internet
XMLSpy Home Edition: Công cụ phát triển XML (miễn phí)


Như chúng ta đã biết, không thể nào chép trực tiếp danh bạ từ mobile phone sang iPhone và làm được điều này thì rất khó đối với vài người. Và iSim là một phần mềm cung cấp giải pháp dễ nhất để làm điều này.


Lời giới thiệu của nhà sản xuất: “Đưa SIM của bạn vào iPphone và click ‘All to Phone’. Một phút sau, bạn đã có tất cả những số điện thoại trên SIM cũ đã được lưu trữ trên danh bạ iPhone của bạn.”



Phần mềm Full version giá $12.95 USD, bản miễn phí gồm các chức năng sau:

  • Gọi điện thoại từ danh bạ trong SIM
  • Lưu số đt mới vào danh bạ trong SIM
  • Những chức năng ở full version bao gồm:

  • Bấm một nút sao lưu từ bất cứ SIM nào vào máy
  • Bấm một nút sao lưu từ máy sang bất cứ SIM nào.
  • Để tải phần mềm tới iPhone, nhấn Sources từ Installer.app, sau đó nhấn Edit và chọn Add. Tiếp theo nhập http://tinyurl.com/2t8cax để download phần mềm này.

    15 tỷ USD – đó là số tiền mà gần đây Microsoft đã mang lại cho Facebook khi đại gia máy tính đầu tư 240 triệu USD để lấy về 1,6% cổ phần trang mạng xã hội của Mark Zuckerberg.

    Một số hình thức kinh doanh trực tuyến chỉ cần bạn bỏ ra vài trăm USD mua thiết bị, tuy nhiên có những mô hình kinh doanh cần đầu tư nhiều hơn cho phần cứng và thậm chí cả một nhà kho. Một số cách làm ăn có thể khiến bạn trở thành triệu phú, cũng có thể chỉ đơn giản giúp bạn kiếm tiền uống bia với bạn bè.

    “Một số người đã mơ ước lập công ty riêng nhưng đành từ bỏ giấc mơ vì thiếu nguồn vốn đầu tư”, Jim Griffith, người đứng đầu trường đại học eBay, nói. “Song Internet cho phép mọi người khởi nghiệp mà không đòi hỏi số vốn ban đầu quá lớn”.

    Bạn cũng có thể thử sức – hay ít nhất cũng có thể xây dựng một vận mệnh trực tuyến cho mình. Sau đây là một số mô hình kiếm tiền cơ bản từ Internet – tất nhiên, không một mô hình nào đòi hỏi phải có những bộ não như các nhà phát triển phần mềm của Google. Tuy vậy, cần cẩn thận, một số cũng khá mạo hiểm và đòi hỏi kỹ năng CNTT.

    Cửa hàng ảo

    Đây là một trong những mô hình kinh doanh trực tuyến cổ nhất và phổ biến nhất. Các loại hàng hóa cao cấp (như nữ trang, xe hơi) hơi khó để “bán dạo” trên web, song các mặt hàng thông thường, từ sách vở, áo sơ mi đến phòng khách sạn đều có thể bán tốt. Đằng sau một website dễ tìm kiếm, bạn sẽ cần một nhà kho để lưu giữ hàng hóa, cũng như phần mềm giúp khách hàng hoàn thành giao dịch. Nếu không muốn “dây dưa” với “đám IT”, bạn có thể thiết lập cửa hàng ngay trên eBay và để họ xử lý các vấn đề kỹ thuật. Một số nhà bán lẻ eBay tốt nhất thu về hơn 100.000 USD/năm.

    Bí quyết: bán lẻ là một ngành kinh doanh cạnh tranh cao, cả trực tuyến lẫn trực tiếp. Hãy đặt ra mục tiêu và cung cấp những dịch vụ khách hàng tốt nhất để thành công.

    Brandi Ramos ở Mỹ đã làm như vậy. Ramos (có con và đã ly hôn chồng), khởi nghiệp bằng gian hàng bán lẻ trực tuyến các loại quần áo dành cho nam giới trên eBay. 3 năm sau, Ramos, 32 tuổi, đã có một cơ nghiệp kha khá với doanh thu ròng từ 25.000 – 100.000 USD/năm. Cô luôn nhắm tới cung cấp dịch vụ nhanh chóng, trả lời tất cả email trong vòng 4-6 giờ.

    “Địa chỉ” ảo

    Bạn có thể tiếp tục việc buôn bán trực tuyến mà không phải trả tiền thuê nhà kho. Hãy làm một địa chỉ ảo và tính tiền phí hàng tháng của các nhà bán lẻ khác (hay phí cho mỗi lần giao dịch) và mang lại cho họ cơ hội được tiếp thị sản phẩm trên trang của bạn. Hình thức kinh doanh này đã góp cho Amazon.com 28% doanh thu trong năm 2006. Craigslist là một tên tuổi khác đã ứng dụng cách làm ăn này: công ty gồm 25 nhân sự thu tiền từ các doanh nghiệp muốn đăng các loại quảng cáo rao vặt ở San Francisco, New York và Los Angeles. Tổng số lượng truy cập vào website của Craigslist là 5 tỷ.

    Bà mối “ảo”

    Làm mối cho những người mua và người bán trực tuyến nghe có vẻ là ý tưởng kinh doanh từ thời cuối những năm 90. Tuy nhiên, thị trường này vẫn luôn nóng. eBay đã chạy các trang đấu giá trực tuyến và hưởng một phần trong mức giá bán cuối cùng. Ngoài ra, Mfg.com cũng mang các nhà sản xuất thiết bị đến các hãng cung ứng nhỏ hơn; H2Bid.com kết nối các nhà chức trách với các hãng bán thiết bị ống nước thải.

    Bí quyết: công bố tỷ lệ hoa hồng rõ ràng, ngoài ra web đấu giá cần phần mềm phức tạp hơn công việc bán lẻ trực tuyến cơ bản.

    Nhà cung cấp nội dung

    Nếu bạn tạo ra được nội dung thực sự giá trị, bạn sẽ có thể thu tiền từ nó? Đây là một kiểu làm ăn đang thực sự phát triển thông qua Internet. Các trang web hẹn hò như Match.com rất cần những nhà cung cấp nội dung.

    Ngoài ra, đây cũng là giấc mơ của các blogger: sản xuất nội dung và sau đó thu tiền quảng cáo. Bán quảng cáo chính là nguồn thu khổng lồ của các website và tờ báo điện tử. Họ thu tiền theo 2 cách: hiển thị quảng cáo và số người click (bấm chuột) vào quảng cáo. Thiết lập một blog không đòi hỏi gì hơn một chương trình xuất bản cơ bản, một máy chủ và một phần mềm để theo dõi những lần bấm chuột vào quảng cáo. Cái khó là thu hút đủ số lượng người truy cập vào blog của bạn, làm sao hấp dẫn nhà quảng cáo để họ chịu trả tiền cho bạn.

    David Hauslaib, nhà xuất bản của Jossip.com, một blog chuyên về những chuyện lá cải, nói để kiếm tiền theo cách này, trang của bạn phải thu hút ít nhất 500.000 khách truy cập mỗi tháng. Coca Cola và Sketchers là những khách hàng quảng cáo của họ.

    “Những trang vàng” trên mạng

    Rất đơn giản, chỉ cần thu thập một loạt những website liên quan và ngồi thu phí hàng năm của người sở hữu website, hay phí kiểu “per-click” (phí tính theo số lượng click chuột). Dĩ nhiên, bạn phải đăng tải tên tuổi của họ trên website. Một ví dụ nổi tiếng của phương thức kinh doanh này là Business.com. Đây thực sự là kiểu “Những trang vàng” (Yellow Pages) trên Internet.

    Tuy vậy, kiểu kinh doanh này cần sự hỗ trợ nhiều của công nghệ. Chẳng hạn, Business.com cần một hệ thống quản lý nội dung, công nghệ tìm kiếm và cách theo dõi số lần click chuột vào quảng cáo.

    Kinh doanh tên miền

    Đây là kiểu làm ăn tựa như kinh doanh bất động sản. Bạn có thể mua những “mảnh đất” ảo (chính là các địa chỉ URL), và kiếm tiền từ chúng. GoDaddy.com đã bán các tên miền chưa sử dụng với giá dưới 10 USD/“mảnh”. Để hấp dẫn người mua, hãy chạy thử nghiệm trước nhằm đảm bảo các từ khóa nhất định nào đó được tìm kiếm rất nhiều, sau đó bạn có thể chứng minh khả năng URL của bạn sẽ xuất hiện trên Google hoặc Yahoo!.

    Bí quyết: những tên miền tốt nhất là những tên ngắn, dễ đọc, dễ nhớ và cụ thể.

    Với những phương pháp kiếm tiền trên, bạn có thể thử vận mệnh của mình trên Internet.

    Theo báo bưu điện Việt Nam